Phòng âm nhạc, bên trong Đại Học Đường Nhân Dân ở Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. (Hình minh họa: Thomas Evans/Unsplash)

1.

Thống đốc tỉnh Gyeonggi của Nam Hàn ra lệnh hỗ trợ lắp cửa cách âm cho người dân tỉnh này vốn đang phải chống chọi với tiếng ồn từ loa phóng thanh của Bắc Hàn.

Được biết, nếu lắp kính cách âm, tiếng ồn trong nhà sẽ giảm đáng kể, từ 80dB xuống còn 30dB. “Suốt hơn một tháng qua, chúng tôi bị tra tấn ngày đêm bởi âm thanh gầm rú và tiếng inh ỏi của động vật,” người dân Gyeonggi than thở.

Ngoài cửa cách âm, chính quyền tỉnh Gyeonggi cũng triển khai 2 xe buýt để khám sức khỏe và tư vấn tâm lý cho người dân nơi đây. Thời gian gần đây, hai miền Triều Tiên liên tục tố nhau có hành động khiêu khích và trả đũa nhau bằng cách đặt một số dàn loa phóng thanh ở biên giới hai nước.

Thiết tưởng, để đáp trả tiếng gầm rú và tiếng động vật ầm ĩ phát ra từ loa Bắc Hàn, loa Nam Hàn chỉ cần phát đi phát lại câu: “Tiên sư cha thằng Ủn, tiên sư cha thằng Ủn, tiên sư cha th…”

2.

Các cuộc tấn công diễn ra đêm 26 Tháng Mười vào Iran được quân đội Israel xác nhận là đòn trả đũa cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel ngày 1 Tháng Mười.

Iran nói đã đẩy lùi thành công cuộc tấn công của Israel, chỉ để xảy ra “thiệt hại nhỏ.” Nhưng theo Israel, cuộc tấn công của họ đã phá hủy 12 “máy trộn hành tinh.” thiết bị quan trọng dùng để sản xuất nhiên liệu cho tên lửa tầm xa của Iran. Iran được cho là sẽ cần ít nhất một năm để có thể khôi phục năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn tin của Israel còn cho biết cuộc không kích nhằm vào 4 trận địa phòng không bảo vệ Tehran cùng một số cơ sở hạ tầng hạt nhân và năng lượng Iran. Nghĩa là, Iran đã bị thiệt hại nặng, chứ không phải “thiệt hại nhỏ” như họ nói.

Lời của Tel Aviv xem ra đáng tin hơn lời của Tehran. Bởi nếu chỉ thiệt hại nhẹ thì Iran đã không tuyên bố sẽ trả đũa Israel một cách khốc liệt. Trước đó, Iran được cho là muốn tránh một cuộc chiến toàn diện với Israel. Cho nên, nếu chỉ ‘thiệt hại nhỏ” thì hẳn Iran sẽ xem đó là có qua có lại đối với Israel sau cuộc tấn công tên lửa của Iran hôm 1 Tháng Mười. Và Iran không cần phải đáp trả khiến làm leo thang chiến tranh.

Lãnh tụ tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei chỉ đạo các quan chức nước này phải tìm cách đáp trả tốt nhất để Israel thấy được sức mạnh đáng gờm của Iran. Người ta đang chờ xem Iran sẽ làm gì để chứng tỏ cái “sức mạnh đáng gờm” của mình. Sức mạnh đó có thực sự khiến Israel phải gờm không? Hay Iran chỉ giỏi đánh võ mồm?

Trong khi đó, đồng minh của Iran là Nga đe dọa sẽ phản ứng mạnh nếu Ukraine được NATO cởi trói trong vấn đề sử dụng vũ khí tầm xa. Khi được hỏi, Tổng Thống Putin đáp: “Bộ Quốc Phòng Nga đang suy nghĩ về cách đáp trả các cuộc tấn công tầm xa có thể xảy ra trên lãnh thổ Nga.”

Vậy là Nga chưa biết sẽ làm gì cụ thể để gọi là “phản ứng mạnh,” mà chỉ “đang suy nghĩ.” Cũng không thấy Nga tiếp tục mang vũ khí hạt nhân ra hăm dọa như trước đây. Ông Putin bày tỏ hy vọng Phương Tây đã nghe thấy tín hiệu của ông rằng việc cho phép Ukraine tấn công tầm xa sâu vào lãnh thổ Nga có nghĩa là NATO đang trực tiếp gây chiến với Nga. Vậy việc Ukraine được cởi trói trong việc sử dụng vũ khí tầm xa có thể kéo NATO can dự sâu vào cuộc xung đột hay không?

Thiết tưởng, tới giờ này mà đặt câu hỏi như thế thì quá thừa. Bởi bấy lâu nay, với việc viện trợ dồi dào cho Ukraine, thì xem như NATO đã can dự vào xung đột rồi, chỉ là chưa sâu thôi. Hiện hàng ngàn quân Bắc Hàn đã tới hỗ trợ Nga thì NATO cũng không nên tiếp tục do dự, mà hãy sớm đổ quân vào chiến trường Ukraine. Như thế mới là hết lòng với chính nghĩa tự do.

Và như thế cũng là cách hay nhất để Phương Tây bày tỏ với Putin rằng họ đã nghe thấy tín hiệu của ông ta.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: