Bạn có mắc chứng ‘ám ảnh sợ hãi’?

Khi ai đó mắc chứng ám ảnh sợ hãi, họ sẽ cảm thấy sợ hãi tột độ về một đối tượng hoặc tình huống nào đó. (minh họa: Unsplash)
Thời Sự
Thời Sự
Bạn có mắc chứng ‘ám ảnh sợ hãi’?
/

Ám ảnh sợ hãi là nỗi sợ hãi phi lý về điều gì đó không có khả năng gây hại. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “phobos” trong, có nghĩa là “sợ hãi” hoặc “kinh dị”.

Ví dụ, chứng sợ nước sẽ được đặt tên bằng cách kết hợp “hydro” (nước) và “phobia” (sợ hãi).

Khi ai đó mắc chứng ám ảnh sợ hãi, họ sẽ cảm thấy sợ hãi tột độ về một đối tượng hoặc tình huống nào đó. Ám ảnh khác với nỗi sợ hãi thông thường, vì chúng để lại nỗi kinh hoàng lâu dài, khó dứt ra được, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống ở nhà, cơ quan hoặc trường học.

Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi chủ động tránh những gì gây cho họ tình huống ám ảnh, hoặc lỡ gặp phải, họ chịu đựng nó với nỗi sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội.

Năm 1786, bác sĩ người Mỹ là Benjamin Rush sử dụng từ “phobia” để chỉ các hội chứng hoảng sợ, ám ảnh liên quan đến tâm lý. Các nghiên cứu cho thấy cứ 10 phụ nữ và 20 đàn ông thì một người trải qua một hội chứng ám ảnh cụ thể.

Ám ảnh khác với nỗi sợ hãi thông thường, vì chúng để lại nỗi kinh hoàng lâu dài, khó dứt ra được. (minh họa: Unsplash)

Trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ 5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition – DSM-5), Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ phác thảo một số chứng ám ảnh phổ biến nhất.

Agoraphobia, nỗi sợ hãi về những địa điểm hoặc tình huống gây ra nỗi sợ hãi hoặc bất lực, được coi là một nỗi sợ hãi đặc biệt phổ biến với chẩn đoán của riêng nó. Phobias là nỗi sợ hãi liên quan đến các tình huống xã hội, cũng được chỉ ra với một chẩn đoán duy nhất.

Phobias có đủ hình dạng và kích cỡ. Bởi vì có vô số đối tượng và tình huống, danh sách các ám ảnh cụ thể khá dài.

Các loại ám ảnh

Theo DSM-5, ám ảnh cụ thể thường nằm trong năm loại chung:

-Nỗi sợ hãi liên quan đến động vật (nhện, chó, côn trùng)

-Nỗi sợ hãi liên quan đến môi trường tự nhiên (độ cao, sấm sét, bóng tối)

-Nỗi sợ hãi liên quan đến máu, thương tích hoặc các vấn đề y tế (tiêm chích, gãy xương, ngã)

-Nỗi sợ hãi liên quan đến các tình huống cụ thể (đi máy bay, đi thang máy, lái xe)

-Những nỗi sợ khác (sợ nghẹt thở, tiếng ồn lớn, chết đuối).

Những người bị rối loạn lo âu đôi khi trải qua các cơn hoảng sợ khi họ ở trong một số tình huống nhất định. Những cơn hoảng sợ này có thể khó chịu đến mức người ấy phải làm mọi cách để tránh chúng trong tương lai.

Ví dụ, nếu bạn bị hoảng loạn khi đi thuyền, bạn có thể sợ đi thuyền trong tương lai, nhưng bạn cũng có thể sợ các cuộc tấn công hoảng sợ hoặc sợ phát triển chứng sợ nước.

Nhiều người cứ nhìn thấy nhện là… chết đứng. (minh họa: Unsplash)

Nghiên cứu ám ảnh cụ thể là một quá trình phức tạp. Người ta không tìm cách điều trị cho những tình huống này, vì vậy những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi này, phần lớn không được báo cáo.

Những ám ảnh này cũng khác nhau tùy thuộc vào trải nghiệm văn hóa, giới tính và tuổi tác. Sợ thuyền kayaks, sợ chú hề, sợ số 4, sợ khuy áo, sợ điện thoại là những hội chứng tâm lý kỳ lạ, phần nào phản ánh sự bất ổn trong sức khỏe tinh thần.

Dưới đây là những nỗi ám ảnh kỳ lạ, có thể phần nào phản ánh các rối loạn tâm lý cần được xem xét.

Chú hề vô tội

Bệnh sợ chú hề (coulrophobia) trở nên phổ biến ở Mỹ vào những năm 1980, sau khi các tờ báo đăng những bức ảnh về kẻ giết người hàng loạt John Wayne Gacy mặc bộ đồ chú hề. Người dân liên tục thấy những “chú hề rình rập” ở Massachusetts, Rhode Island, Kansas, Omaha, Nebraska và Colorado. Hiện tượng này trở nên phổ biến hơn sau khi nhà văn Stephen King xuất bản cuốn truyện kinh dị It, với nhân vật chính là một chú hề ma quái, có vẻ ngoài ghê rợn.

Nỗi ám ảnh về chú hề từ đó len lỏi sâu trong tiềm thức của nhiều trẻ em Mỹ. Thậm chí nhiều người lớn tuổi, cứ nhìn thấy chú hề là chân tay run lẩy bẩy. Thật ra, chú hề có tội tình gì đâu!

Thuyền kayaks mà cũng sợ

Người Inuit có một truyền thuyết dân gian, trong đó nhiều thợ săn hải cẩu bị một con quái vật tên tupilak giết chết khi đang sử dụng kayaks. Vào đầu thế kỷ 20, đàn ông Inuit ở Greenland từ bỏ thói quen chèo kayaks để săn hải cẩu. Ở một số huyện ven biển, cứ 10 người đàn ông trưởng thành thì một người mắc chứng sợ kayaks. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở một địa phương phụ thuộc nhiều vào việc săn bắt hải cẩu.

Bác sĩ giải thích chứng sợ kayaks là một loại bệnh lý cá nhân. Dù vậy, người Greenland cho rằng nó xuất phát từ các áp lực xã hội, có tính chất cộng đồng.

Số 4 ‘tử thần’

Chứng sợ số 4 (tetraphobia) là một loại bệnh tâm lý phổ biến ở các nước Đông Á. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Quan Thoại, tiếng Hàn và tiếng Nhật, âm thanh của số 4 (tứ) giống với chữ “tử”, có nghĩa là chết.

Nhiều tòa nhà ở Đông Á bỏ qua tầng 4, phòng số 4, 14,24,… Một số khách sạn ở Hong Kong đánh số thang máy từ tầng 39 lên thẳng tầng 50. Tại Trung Quốc và Đại Hàn, số lượng tàu và máy bay hiếm khi kết thúc bằng số 4.

Nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2001 cho thấy người Mỹ gốc Á có nguy cơ chết vì suy tim vào ngày mùng 4 của tháng cao hơn so với bất cứ ngày nào khác. Nỗi ám ảnh sợ hãi này nguy hiểm tới mức các nhà khoa học xác nhận nó có thể dẫn đến tử vong.

Nhiều người lớn tuổi, cứ nhìn thấy chú hề là chân tay run lẩy bẩy. (minh họa: Unsplash)

Cái lỗ

Sau khi bức ảnh về một người phụ nữ bị nhiễm giòi bọ ở phần ngực lan truyền trên internet, rất nhiều người sợ… các lỗ nhỏ. Nỗi sợ các lỗ nhỏ, chi chít được xác định là một loại bệnh lý kể từ năm 2003. Nhiều người cảm thấy kinh hoàng và ám ảnh khi nhìn những hình ảnh này. Họ tạo ra các nhóm thảo luận trực tuyến, cuối cùng phát hiện hội chứng sợ lỗ có tên khoa học là trypophobia.

Người mắc hội chứng sợ lỗ thường cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi nhìn thấy hình ảnh những lỗ chi chít, xếp cạnh nhau như miếng bọt biển, hạt vụn, bọt xà phòng, tổ ong, phô mai.

Chứng sợ điện thoại

Các bác sĩ tại Paris lần đầu đề cập đến thuật ngữ téléphonophobie – chứng sợ điện thoại vào năm 1913. Bệnh nhân của họ thường kích động, đau đớn khi nghe thấy chuông điện thoại hoặc phải trả lời các cuộc gọi. Trong một cuộc khảo sát năm 2019, 76% số người được hỏi là những người sinh ra ở thập kỷ trước của thế kỷ 20, cho biết họ lo lắng khi nghe thấy chuông điện thoại.

Còn bây giờ thì ngược lại, nhiều người tỏ ra hoảng sợ, lo lắng đến điên người khi bị mất điện thoại.

Còn bạn thì sao? Bạn có bị chứng “ám ảnh sợ hãi” này không?

(theo Healthline, The Guardian)

Đọc thêm:

-Nguyên nhân của sự sợ hãi

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: