Bí quyết để có công việc tốt hơn sau tuổi 50

(ảnh: Sebastian Herrmann/Unsplash)

Người trên 50 tuổi rất ít có cơ hội để cạnh tranh trong thị trường lao động, do tuổi trẻ được coi trọng hơn kinh nghiệm, nhưng ít đâu có nghĩa là khó!

Cuộc khảo sát năm 2020 của Tổ chức phi lợi nhuận AARP cho thấy, 78% người lao động từ 40 đến 65 cho biết bị phân biệt tuổi tác, tỷ lệ cao nhất kể từ khi AARP bắt đầu theo dõi câu hỏi này từ năm 2003. Nhưng điều này không có nghĩa những “người có tuổi” bị đẩy ra khỏi thị trường lao động được coi là đang hiếm nhân lực.

Dưới đây là vài chiến lược của các chuyên gia giúp người trung niên có công việc tốt hơn, theo WSJ.

‘Lờ’ đi vấn đề tuổi tác

Chủ nghĩa tuổi tác vẫn là một trong những hình thức phân biệt đối xử ngầm trong công việc, theo các chuyên gia nghiên cứu học thuật và việc làm. Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà nghiên cứu tại các đại học New York và Stanford, phát hiện những người phản đối phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính tại nơi làm việc, vẫn có khả năng nuôi dưỡng định kiến với nhân viên lớn tuổi.

Trong khi đó, nhiều tin tuyển dụng dường như nhắm mục tiêu đến những người tìm việc trẻ ví như “ưu tiên sinh viên mới tốt nghiệp”, “tuổi dưới 30” và các nhà tuyển dụng tập trung nỗ lực vào những “ngôi sao đang lên” hơn là những “cựu binh”.

Tuy vậy, bạn cần đối mặt với thực tế bị phân biệt tuổi tác thay vì né tránh. Một số người nói rằng họ đang làm như vậy bằng cách tỏ ra trẻ trung, cả khi gặp trực tiếp hay qua hồ sơ. Những người khác đang tự giới thiệu mình “là cố vấn không thể thiếu cho các đồng nghiệp trẻ”. “Đừng bao giờ bỏ cuộc!,” cô Jennifer Kay Rouse, 61 tuổi, chia sẻ như vậy. Rouse sẽ bắt đầu công việc mới trong tháng này với tư cách là giám đốc khách hàng sau khi mất vị trí quản lý bán hàng năm ngoái.

Ai cấm người trung niên trang điểm và ăn mặc trẻ trung? (minh họa: Valdemars Magone/Unsplash

Chuẩn bị kỹ resumé

Jennifer Kay Rouse, người sống ở Waukesha, tiểu bang Wisconsin, nói rằng việc nhờ một cấp trên, đồng nghiệp cũ hoặc các nhà tuyển dụng nhận xét vào bản sơ yếu lý lịch của cô, với những nhận xét như “có năng lực”, “thành tích tốt”… đã giúp cô có được công việc mới tại một công ty tự động hóa công nghiệp.

Hôm đi phỏng vấn, Rouse mặc bộ đồ nhìn rất trẻ trung, gọn gàng, đơn giản nhưng lịch sự, tóc cắt ngắn, lại còn cạo một chút phía sau gáy cho hợp thời thượng. Người phỏng vấn không đề cập trực tiếp tuổi tác nhưng ám chỉ rằng kinh nghiệm lâu năm của cô có thể khiến một số nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên đến phỏng vấn tỏ ra… làm tàng. Vì vậy, Rouse điều chỉnh cách tiếp cận, nhấn mạnh trong các cuộc phỏng vấn rằng cô là người có tinh thần đồng đội cao, có thể cố vấn cho các đồng nghiệp trẻ hơn, đồng thời cũng cởi mở để học hỏi từ họ.

Trước đó, cô thuê một người cố vấn resumé trên LinkedIn, giúp làm mới hồ sơ với định dạng hiện đại hơn và các cụm từ có tác động đến nhà tuyển dụng, chẳng hạn như “có mối quan hệ khách hàng đặc biệt”. Cô chỉ tốn cho dịch vụ này $125, mà có được công việc tốt, với thu nhập cao hơn việc trước.

Tránh các phần mềm tự động sàng lọc ứng viên

Nhà tuyển dụng có thể không trực tiếp từ chối ứng viên vì tuổi, nhưng chủ nghĩa phân biệt tuổi tác vẫn tồn tại tinh vi trong tin tuyển dụng hay các phần mềm sàng lọc hồ sơ. Bị cho nghỉ việc năm 2018 với vị trí quản lý cấp trung về giao hàng và logistics tại công ty đã làm việc 17 năm, Dale Johnston, 56 tuổi, cho biết đã chuẩn bị cho các thuật toán có khả năng sàng lọc lý lịch của mình, chẳng hạn thay vì “17 năm” sẽ viết “hơn 10 năm”.

“Tôi phải rất ý thức về những gì đưa vào và khung thời gian để vượt qua phần mềm tự động (bot) và AI. Tôi không tiết lộ cụ thể tuổi hay các mốc thời gian,” Johnston, sống ở Bellingham, Washington, nói. Ông cắt tóc ngắn khi đi phỏng vấn vì tóc dài sẽ lộ nhiều sợi bạc. Năm 2019, ông được tuyển làm nhà phân tích, nhưng sau một năm lại mất việc. Ông vẫn sử dụng chiêu này để xin làm giám đốc trong công ty logistics khác và vẫn làm việc từ đó tới nay.

Điểm mấu chốt là đặt trọng tâm vào tài năng của bạn chứ không phải tuổi tác. (minh họa: Jud Mackrill/Unsplash)

Định vị bản thân như một người cố vấn

Ginny Cheng, nhà tuyển dụng và huấn luyện nghề nghiệp ở San Francisco, khuyên khách hàng rằng tốt hơn nên xóa những năm đầu khỏi hồ sơ xin việc nếu khoảng thời gian đó không có nhiều ý nghĩa. “Nếu tổng kinh nghiệm làm việc của bạn trên 25 năm nhưng 15 năm qua của bạn phù hợp nhất với những cơ hội mới, bạn có thể tập trung vào dòng thời gian mới này thôi,” cô nói.

“Điểm mấu chốt là đặt trọng tâm vào tài năng của bạn chứ không phải tuổi tác,” Richard W. Johnson, giám đốc chương trình về chính sách hưu trí tại Urban Institute, cho biết. Năm 2018, Harry Moseley nghỉ hưu ở tuổi 62, khi rời khỏi vị trí giám đốc thông tin, nhưng chỉ vài tháng sau đã quay trở lại lực lượng lao động, bằng cách định vị lại bản thân với tư cách người cố vấn.

Khi muốn quay lại, ông cho mạng lưới của mình biết bản thân vẫn luôn sẵn sàng với các dự án mới và không chống lại sự thay đổi trong văn hóa công sở. Một người trong mạng lưới mời ông làm giám đốc thông tin toàn cầu tại Zoom Video Communications. Ban đầu Moseley nghĩ mình chỉ nhận công việc bán thời gian, nhưng vị trí mới hấp dẫn quá, khiến ông chấp nhận làm toàn thời gian.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: