Càng già càng thấp, vì sao?

Giảm chiều cao do tuổi tác là một phần điển hình của việc già đi. (minh họa: Unsplash)

Lúc về già, một người có thể thấp đi từ 0.9 inch đến gần 3 inch, so với chiều cao tối đa lúc trưởng thành.

Theo Medline Plus, cứ sau 10 năm, một người bị thấp đi 0.3 inch, tốc độ này tăng nhanh, khi bước sang tuổi 70 tuổi. Giảm chiều cao do tuổi tác là một phần điển hình của việc già đi. Sự thay đổi chiều cao theo độ tuổi là do những thay đổi trong xương, cơ và khớp. Trên Yahoo Life, Tiến sĩ Angela Catic, Trung tâm Huffington về Lão hóa tại Đại học Y khoa Baylor, rằng những đĩa đệm giữa các đốt sống mất chất lỏng khi bạn già đi, kéo theo đó là giảm chiều cao.

Đàn ông và phụ nữ có sự khác nhau về việc giảm chiều cao khi già đi, thường thì phụ nữ sẽ thấp đi nhanh hơn so với nam giới cùng độ tuổi, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Trong độ tuổi từ 30 đến 70, nam giới sẽ mất đi 1.1 inch so với chiều cao lúc trưởng thành của mình, đối với phụ nữ con số này có thể lên tới 1.8 inch.

Từ 80 tuổi trở đi, các cụ càng thấp hơn, cụ nam có thể bị mất 1.8 inch chiều cao, còn với các cụ bà, con số này có khi lên tới  3 inch. Tiến sĩ Arashdeep Litt, bác sĩ nội khoa của Spectrum Health, giải thích, ở phụ nữ, mãn kinh có thể làm tăng tốc độ mất xương do mất tác dụng bảo vệ của estrogen đối với xương.

Ngoài ra, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, có một điều thú vị người đàn ông cao hơn sẽ có xu hướng giảm chiều cao nhanh hơn, còn ở phụ nữ điều này lại không có sự liên quan. Bên cạnh lý do liên quan đến cơ, xương khớp, cơ bụng yếu đi theo thời gian cũng làm người cao tuổi nhìn thấp hơn, vì tư thế khom lưng.

Nhưng giảm chiều cao cũng có thể do loãng xương khi mật độ khoáng của xương và khối lượng xương giảm, hoặc khi chất lượng hoặc cấu trúc của xương thay đổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, điều đó có thể làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Đo độ loãng xương. (minh họa: Unsplash)

Tiến sĩ Catic nói với những vết gãy nhỏ ở đốt sống do loãng xương dễ dẫn đến gãy xương với một va chạm dù nhẹ.

Để giảm tối đa tình trạng “càng già càng thấp”, tiến sĩ Catic nêu ra một số cách, trong đó giải pháp số 1 là phải tập thể dục một cách thường xuyên. Nếu ai có thể nâng tạ được thì nên luyện tập từ khi còn trẻ. Trong thực đơn hàng ngày, cần nhiều thức ăn giàu calci và vitamin D để hỗ trợ sức khỏe của xương. Và quan trọng nhất, bạn cần tránh những yếu tố có nguy cơ gây loãng xương, như hút thuốc, uống rượu nhiều và những thức uống có chứa caffeine.

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây loãng xương. (minh họa: Dimitri Bong/Unsplash)

Như vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên thực hành lời khuyên của tiến sĩ Catic, vừa giúp tránh bệnh tật về xương khớp, ngăn cản bớt quá trình lão hóa, và về lâu dài là giữ được cơ thể không kém cường tráng, vẫn cao ráo, phong độ như thời thanh xuân.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: