Chất benzene trong dầu gội khô nguy hiểm thế nào?

Tập đoàn Unilever vừa thu hồi nhiều sản phẩm dầu gội khô dạng xịt như Dove, Nexxus, Suave, TIGI và TRESemmé vì có khả năng chứa benzene, một hóa chất có thể gây ung thư.

Mới đây Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo, các sản phẩm tập đoàn Unilever bị thu hồi gồm nhiều loại dầu gội khô dạng xịt như Dove Dry Shampoo Volume and Fullness, Dove Dry Shampoo Fresh Coconut, Nexxus Dry Shampoo Refreshing Mist và Suave Professionals Dry Shampoo Refresh and Revive… Các sản phẩm này được sản xuất cách đây hơn một năm, trước Tháng Mười 2021 và được phân phối tại các nhà bán lẻ trên toàn nước Mỹ.

Các sản phẩm phải thu hồi của Uniliver. (ảnh: Uniliver)

Theo thông báo thu hồi của Unilever, việc tiếp xúc với benzene có thể xảy ra khi hít phải, tiếp xúc bằng miệng và qua da. Nó có thể dẫn đến các bệnh ung thư bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư máu. FDA khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng các sản phẩm dầu gội khô dạng xịt bị ảnh hưởng và truy cập UnileverRecall.com để được hướng dẫn về cách nhận tiền hoàn trả cho các sản phẩm đủ điều kiện.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), benzene là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi ngọt và rất dễ cháy. Benzene bay hơi vào không khí rất nhanh, ít tan trong nước. Chất này thường được tìm thấy trong dầu thô.

Hình chất benzene 3D. (ảnh: Wikiepdia)

Con người tiếp xúc với benzene hàng ngày trong không khí khi hít thở, đặc biệt tiếp xúc nhiều nhất khi đổ xăng. Benzene cũng có trong một số loại thuốc lá, chất tẩy rửa, keo dán và sơn. Hút thuốc lá và khói thuốc là những nguồn tiếp xúc quan trọng với chất này.

Benzene được hình thành từ cả quá trình tự nhiên và hoạt động của con người, bao gồm núi lửa và cháy rừng. Benzene cũng là một phần tự nhiên của dầu thô, xăng và khói thuốc. Một số ngành công nghiệp sử dụng benzene để sản xuất các hóa chất như chất dẻo, nhựa, nylon và sợi tổng hợp. Benzene cũng được sử dụng để sản xuất một số loại chất bôi trơn, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc và thuốc trừ sâu.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, con người tiếp xúc với benzene chủ yếu là hít thở không khí. Benzene cũng có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc với nguồn như xăng, nhưng vì benzene lỏng bay hơi nhanh nên điều này ít phổ biến hơn. Mọi người có thể tiếp xúc với benzene tại nơi làm việc, trong môi trường chung, thông qua việc sử dụng một số sản phẩm tiêu dùng. Mức độ phơi nhiễm cao nhất thường là ở nơi làm việc. Dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu ở cả người và động vật thí nghiệm, benzene cũng được biết là chất gây ung thư, nhất là các bệnh ung thư máu.

Con người tiếp xúc với benzene hàng ngày trong không khí khi hít thở, đặc biệt tiếp xúc nhiều nhất khi đổ xăng. (minh họa: sippakorn yamkasikorn/Unsplash)

Tại cộng đồng, con người có thể tiếp xúc với benzene trong môi trường từ khói xăng, khí thải ô tô, khí thải từ một số nhà máy và nước thải từ một số ngành công nghiệp nhất định. Không khí trong nhà thường chứa mức benzene cao hơn so với không khí ngoài trời. Những người làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất hoặc sử dụng benzene có thể tiếp xúc với mức độ cao nhất của nó.

Hút thuốc lá và khói thuốc là những nguồn tiếp xúc quan trọng với benzene. Khói thuốc lá chiếm khoảng một nửa số người tiếp xúc với benzene ở Mỹ. Nồng độ benzene trong phòng chứa khói thuốc lá có thể cao gấp nhiều lần so với bình thường.

Hút thuốc lá và khói thuốc là những nguồn tiếp xúc quan trọng với benzene. (minh họa: Unsplash)

Mức độ nghiêm trọng của ngộ độc do benzene phụ thuộc vào số lượng, cách và thời gian con người tiếp xúc, và tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh hiện. Những người hít phải lượng benzene cao có thể phát triển các dấu hiệu và triệu chứng sau trong vòng vài phút đến vài giờ, như buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc đập loạn xạ, không đều, nhức đầu, và nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Ăn thực phẩm hoặc uống đồ uống có chứa nhiều benzene có thể gây ra các triệu chứng trong vòng vài phút đến vài giờ: Nôn mửa, kích ứng dạ dày, chóng mặt, buồn ngủ, co giật, nhịp tim nhanh hoặc không đều…

(tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: