Đầu tư công nghệ thông tin: Không cái ngu nào giống cái ngu nào!

Minh họa: Annie Spratt/Unsplash

Điều làm cho công nghệ thông tin (IT) luôn tiềm ẩn tính rủi ro là mọi yếu tố tác động lên giá trị của nó thường thay đổi rất nhanh theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Tương lai thắng, bại càng khó tiên đoán. Vì vậy, nhiều hợp đồng sáp nhập hoặc hợp tác tưởng sẽ hốt bạc bỗng nhiên u ám như đêm 30. Cái bây giờ bị từ chối lại hóa thành nhà máy in tiền vài năm sau đó!  Hệ quả là hàng tỉ đôla bốc hơi hoặc vuột khỏi tầm tay một cách đáng tiếc.

Tập đoàn truyền thông News Corp mua MySpace với giá $530 triệu

Khi News Corp mua trang mạng xã hội MySpace, có vẻ như tập đoàn truyền thông lão luyện này đã trúng “mánh” lớn. Nhưng do quản lý tồi và bị đối thủ Facebook cạnh tranh khốc liệt, MySpace bị giậm chân tại chỗ và lụi tàn dần. Nhờ may mắn, News Corp đã bán lại MySpace với giá… $50 triệu!

AOL mua Bebo với giá $840 triệu

AOL xuất hiện hơn một lần trong danh sách “thất bại”. Nếu News Corp mua MySpace là màn “cá cược lớn” nhưng bị chệch hướng thì AOL mua trang mạng xã hội Bebo được xem là một “quyết định đần độn không thể biện bạch được”. Hệ quả là AOL phải bán lại Bebo để vớt vát… $10 triệu so với $850 triệu bỏ ra.

Google mua Dodgeball với giá $1 tỷ

Dodgeball là một ứng dụng check-in phổ thông trước khi Google mua nó để… “đóng cửa” nó! Dennis Crowley, nhà sáng lập trang mạng xã hội Foursquare chia tay với Google là để thành lập Foursquare xây dựng trên nền tảng ứng dụng Dodgeball 2.0. Foursquare đã tăng được giá trị thị trường lên $500 triệu. Vì vậy, Google phải bỏ ra gấp đôi số tiền trên để thâu tóm nó, rồi… chứng kiến nó lụi tàn.

Google mua Jaiku với giá $2 tỷ

Jaiku là dịch vụ blog mini (microblogging service) có giao diện khá giống với Bebo và có lúc còn phát triển nhanh hơn mạng xã hội mini Twitter. Để cạnh tranh với Twitter, Google mua Jaiku và cũng để cho nó lụi tàn như Dodgeball! Dĩ nhiên, không có ai dám đoan chắc Jaiku sẽ thành công như Twitter nếu Google đầu tư thêm, nhưng nhiều người tin thành công này là trong tầm tay. Khi Twitter ì ạch trong phần lớn năm 2008, nếu có dịch vụ nào thay thế như Jaiku, người ta sẽ chuyển qua nó. Nhưng cơ hội đã bị Google bỏ lỡ. Hiện Twitter có giá trị thị trường là nhiều tỉ USD nhờ Google bỏ lỡ cơ hội.

Telefonicamua Lycos với giá $5.4 tỷ

Trang web đa năng Lycos là “ông trùm” tại châu Âu trong những ngày vàng son của nó, với danh tiếng không thua gì Yahoo. Nó được bán đi vào lúc thị trường công nghệ đang ở đỉnh cao bong bóng chuẩn bị nổ nên giá được đẩy lên giá kỷ lục $5.4 tỷ. Khi bong bóng nổ, Lycos nổ theo. Vài năm sau, Telefonica bán lại được… vài triệu USD.

Minh họa: AbsolutVision/Unsplash

Yahoo mua Broadcast.com với giá $5.7 tỷ

Không ai nghi ngờ Mark Cuban là một doanh nhân tài năng, nhưng thiếu may mắn. Nhưng cũng không ai nghi ngờ là ông đã đặt hy vọng hão huyền vào giá trị tương lai của Broadcast.com khi mua lại nó. Broadcast.com cũng giống như trang web video YouTube trong thời kỳ vàng son nhất. Vấn đề duy nhất là video online tải xuống quá chậm vào thời điểm phí internet còn quá cao nên nhiều người đã từ bỏ nó khi YouTube ra đời.

RealNetworks từ chối mua ý tưởng iPod

Đa số chúng ta đều nghĩ rằng iPod là con đẻ của tổng giám đốc Apple Steve Jobs; nhưng sự thật không phải thế. Ý tưởng đầu tiên về chiếc máy nghe nhạc MP3 nhỏ nhắn thông minh kết nối với cửa hàng âm nhạc để tải nhạc mua về là của Tony Fadell, một nhà tư vấn công nghệ độc lập. Ông bán ý tưởng này cho công ty kinh doanh nhạc trực tuyến RealNetworks, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Sau đó, Fadell tìm đến Apple. Phần còn lại là lịch sử tính bằng tỷ USD.

Yahoo từ chối mua Facebook

Sau khi Google mua YouTube, Yahoo cảm thấy cần phải mua ngay một mạng xã hội “2.0”. Tổng giám đốc Yahoo Terry Semel và Tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg đã bắt tay bằng hợp đồng sáp nhập $1 tỷ. Nhưng không rõ lỗi ở ai mà thỏa thuận này không trở thành hiện thực (người thì nói Semel rút lại ý định vì giá cổ phiếu của Yahoo giảm vào ngày hôm sau, người thì nói Zuckerberg bất ngờ đẩy giá lên vào phút cuối cùng). Nay Facebook là một trong những công ty lớn nhất trên Trái đất. Coi như Yahoo mất trắng hàng chục tỉ USD.

Yahoo từ chối mua Google

Cỗ máy tìm kiếm Google từng nhiều lần tìm cách “bán mình” cho Yahoo với giá từ vài chục triệu USD đến mức cao nhất là $3 tỉ trước khi nó trở thành người khổng lồ như hôm nay. Tại sao Yahoo lại không mua Google? Nguyên nhân là do ban lãnh đạo Yahoo đánh giá quá thấp về triển vọng sáng ngời của hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng. Hiện nay giá trị trường của Google không dưới $170 tỉ.

AOL mua Time Warner với giá $198 tỷ để cùng… kéo nhau đi xuống!

Đây có lẽ là sự sáp nhập thất bại nặng nhất trong lịch sử mua bán công ty. Ở đỉnh cao, AOL/Time Warner có giá thị trường $240 tỷ. Nhưng nay giá thị trường của Time Warner khoảng $40 tỷ và giá của AOL khoảng $2 tỷ.

IBM sai lầm khi xem nhẹ giá trị của phần mềm

Đây cũng là một trong những bài học kinh doanh đánh chú ý nhất mọi thời. Khi IBM quyết định sản xuất máy tính cá nhân, nó chắc mẫm giá trị của máy tính là nằm ở phần cứng chứ không phải phần mềm. Microsoft cũng nghĩ phần cứng là hàng hóa chứ không phải phần mềm. Vì vậy khi IBM nhờ Microsoft chế tạo hệ điều hành (OS) cho các sản phẩm của mình, Microsoft yêu cầu được giữ tác quyền OS để có thể cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất máy tính khác. IBM đồng ý, và đã phạm một sai lầm lớn không thể sửa chữa được. Công ty để mất một công cụ hái ra tiền rất giá trị: Hệ điều hành máy tính cá nhân. Nay Microsoft có giá thị trường $220 tỷ và những người sáng lập nó thường nằm trong danh sách Top 10 tỷ phú thế giới.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: