Cranberry đỏ mọng, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

(Minh họa: Caroline McFarland/Unsplash)

Những trái thuộc họ nhà Berry rất phổ biến ở các phương Tây, nơi có khí hậu ôn hòa và mát mẻ. Trong đó, có trái cranberry, hay người Việt còn hay gọi là trái việt quất, được sử dụng rất nhiều trong nấu nướng, làm bánh, thức uống và các món ăn khác.

Điều đặc biệt là không chỉ có vị ngon mà cranberry còn nổi tiếng là trái cây giàu dinh dưỡng, nhất là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì thân hình cân đối, theo tạp chí Health

Giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt

Bên cạnh việc cải thiện tính linh hoạt của động mạch, trái cranberry giúp lượng máu tuần hoàn tốt, giúp giảm áp lực lên tim và điều hòa huyết áp ổn định.

Ngoài ra, các thành phần trong cranberry bảo vệ tim mạch bằng cách giảm cholesterol LDL có hại, chất béo trong máu có tên trigylceride và cả kháng insulin. Một số hợp chất của việt quất còn được chứng minh là làm chậm sự phát triển của các khối u, bao gồm các tế bào ung thư vú, ruột kết, phổi và tuyến tiền liệt.

Giàu chất chống oxy hóa chống viêm

Trái cranberry xếp sau trái blueberry về nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đồng thời có thể chống viêm hiệu quả. Khi tiêu thụ cranberry nhiều, mức độ protein phản ứng C trong cơ thể thấp hơn. Đây là hợp chất thường xuất hiện khi chứng viêm hình thành, và là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa sớm, các bệnh về mãn tính và suy giảm nhận thức.

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Khi thường xuyên ăn cranberry, bạn sẽ thấy cơ thể mình cũng dễ tiêu hóa hơn và ít bị đầy bụng hơn. Các thành phần trong cranberry đóng vai trò thay đổi tích cực đến cái vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đặc biệt là chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

(Minh họa: Marina Khrapova/Unsplash)

Đóng vai trò hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh xảy ra trong cơ thể

Theo một cuộc nghiên cứu tại trường đại học McGill ở Canada, các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và viêm dạ dày thường được chữa trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cơ thể rất dễ kháng thuốc. Nhưng khi cơ thể được nạp thêm lượng cranberry vào người, các chiết xuất từ cranberry giúp ngăn chặn sự kháng thuốc, hỗ trợ cơ thể nạp thuốc chữa trị tốt nhất. Các thành phần của cranberry làm cho thành tế bào vi khuẩn thẩm thấu kháng sinh nhanh hơn, khiến vi khuẩn có thời gian khó khăn để bơm kháng sinh ra ngoài.

Phát hiện này vô cùng quan trọng trong y học, vì nó giúp giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh dễ xảy ra hiện tượng lờn thuốc, khiến hậu quả là các bệnh nhiễm trùng càng khó chữa trị hơn. Vì vậy, nếu đang điều trị các bệnh về nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, bạn nên uống thêm nước ép cranberry mỗi ngày để việc chữa trị hiệu quả và mau lành hơn.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Vitamin C trong trái việt quất hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt, đồng thời là nguồn dinh dưỡng cần thiết để tạo ra collagen cho da và khớp.

Tiêu thụ cranberry như thế nào?

Để tận dụng hết các lợi ích từ cranberry, bạn có thể uống nước ép từ trái này với 100% không đường. Vì đôi khi trái cranberry có vị đắng đắng, nhẫn nhẫn, nên người ta thường hay cho thêm một ít si rô hoặc kết hợp thêm với các trái cây khác như táo và dâu.

Tuy nhiên, tốt nhất là bạn uống không pha thêm gì hết vào mỗi buổi sáng, hoặc dùng chung với sữa hạnh nhân không đường, hoặc bỏ vào món yến mạch ngâm qua đêm để có một bữa điểm tâm ngon miệng.

Nếu thèm ngọt, bạn hãy nướng món bánh cranberry, hoặc bảo quản cranberry trong ngăn lạnh, sau đó dùng để xay sinh tố để uống. Thậm chí, bạn còn có thể làm món si rô từ cranberry bằng cách đun nóng một lượng trái này với một chút si rô lá phong, quế và đinh hương.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: