Đừng làm “cú đêm”

Nhiều người có thể “tám” suốt đêm, quên ngủ. Minh họa: Unsplash

Ngủ không đủ giấc dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer. Nhưng nhiều người vẫn cứ thích sống về đêm.

Thuật ngữ “Revenge Bedtime Procrastination” (chần chừ để phục thù trước khi đi ngủ) được khai sinh bởi nhà báo tên Daphne K. Lee, khi cô giới thiệu ý tưởng dứt khoát không ngủ, như một cách chăm sóc bản thân – hội chứng của những người rút ngắn giấc ngủ hằng đêm để lướt web, lang thang trên mạng xã hội, xem phim hoặc chơi game online.

Tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt đại dịch COVID-19, thậm chí kéo dài cho đến nay do căng thẳng gia tăng và thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Theo khảo sát của Học viện Y học giấc ngủ Hoa Kỳ hồi Tháng Giêng, 2021, khoảng 40% người trưởng thành trong số những người được hỏi, cho biết họ ngày càng khó ngủ.

Thật ra, người khó ngủ, hoặc không muốn ngủ lại là những người rất bận rộn trong ngày. Họ rất thiếu thời gian rảnh rỗi vì phải gồng mình giải quyết công việc ở sở làm, chăm sóc gia đình, hỏi thăm bạn bè, nuôi dạy con cái, thậm chí dắt chó đi dạo cũng mất thời gian. Và vì thế, thời gian để chăm sóc cho chính bản thân họ không có nhiều.

ảnh: Unsplash

Hậu quả của việc… bỏ ngủ.

Theo các chuyên gia, thức quá khuya để đọc sách, lướt mạng xã hội hoặc “tám” khuya với bạn bè, cũng rất bình thường. Vấn đề là “ôm” quyển sách, điện thoại suốt đêm thì ngủ lúc nào? Ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thiếu ngủ dễ làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer.

Cuộc khảo sát về giấc ngủ toàn cầu của Phillips năm 2019 đưa ra kết quả, 62% người trưởng thành nói họ không ngủ đủ giấc, nghĩa là không quá 7 tiếng mỗi đêm, do thức quá khuya.

Thay vì bỏ ngủ, các chuyên gia sức khỏe khuyên nên bỏ những thói quen không tốt. Chẳng hạn như tập thể dục quá sát giờ đi ngủ; sử dụng các thiết bị ánh sáng xanh vào ban đêm. Ngoài ra, những người thích “sống về đêm” cũng được khuyên nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ và cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Đây cũng là số giờ ngủ tối thiểu mà các chuyên gia khuyến cáo, nhằm duy trì năng suất và sức khoẻ.

Các chuyên gia cũng khuyên những người bận rộn trong ngày, nên sắp xếp công việc sao cho có thời gian nghỉ ngơi, để không trở thành “cú đêm”. Nghe có vẻ khó thực hiện, nhưng nghỉ ngơi cũng cần được lập thời gian biểu rõ ràng. Và một khi “nghỉ ngơi” chưa được đưa vào thời gian biểu, rất khó thực hiện. Thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm chỉ 10 đến 15 phút cũng rất hiệu qủa. Khi ấy, bạn có thể co giãn gân cốt, chơi điện tử, lướt mạng xã hội… cho khuây khỏa.

Nếu vẫn không giải quyết được tình trạng “sống về đêm”, bạn đừng để tình trạng này kéo dài, mà cần tìm đến các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý càng nhanh càng tốt.

Theo Healthline

Xem thêm:

-10 lợi ích sức khỏe khi bắt đầu ngày mới với việc đi bộ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: