Hạ đường huyết trong vòng… hai phút

Đi bộ thời lượng ngắn sau mỗi bữa ăn giúp thức ăn tiêu hóa nhanh, không bị lên cân. (minh họa: Unsplash)

Trong nhiều thế kỷ, những cư dân ở vùng Địa Trung Hải đầy nắng thức dậy sau những bữa ăn dài, nhàn nhã và sau đó đi dạo, thường là đến công viên của thị trấn để gặp gỡ láng giềng và chuyện trò. Đó cũng là bí quyết sống lâu của họ. Theo CNN.

2-5 phút, đẩy lùi cái chết

Đi bộ là một phần của lối sống nhàn hạ và được xem là nền tảng của “Cách ăn uống lành mạnh Địa Trung Hải”. Các nhà nghiên cứu tin rằng đi bộ có thể là một trong những lý do khiến cách ăn này giúp kéo giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao cholesterol, bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe não bộ, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, trầm cảm và giảm cân lành mạnh.

Như vậy, con người đương đại có thể thêm một lý do nữa để đi bộ thời lượng ngắn sau mỗi bữa ăn: Để giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là những người chớm bị hay đã bị bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu năm 2022 vừa đăng trên tạp chí Sports Medicine, chuyến đi bộ sau bữa ăn không mất nhiều thời gian, chỉ cần 2 đến 5 phút là đủ. “Đứng lên sau bữa ăn thay vì ngồi hay nằm cũng có lợi, nhưng không nhiều bằng việc đặt chân này trước chân kia từng bước một, nhịp nhàng không gắng sức,” đồng tác giả nghiên cứu Aidan Buffey, nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục thể chất và khoa học thể thao tại Đại học Limerick ở Ireland, giải thích.

“Việc đứng lên thường xuyên khi ngồi và đứng lên ngay sau bữa ăn giúp kéo giảm trung bình lượng glucose 9.51% so với ngồi lỳ. Tuy nhiên, đi bộ với cường độ nhẹ sẽ kéo giảm glucose nhiều hơn, trung bình 17.01%. Nghỉ ngơi bằng việc đi bộ nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày sẽ có lợi cho mức đường huyết. Đứng dậy đã tốt, nhưng đi bộ còn tốt hơn.”

Chuyến đi bộ sau bữa ăn không mất nhiều thời gian, chỉ cần 2 đến 5 phút là đủ. (minh họa: Unsplash)

Hãy đứng dậy và đi dạo ngay sau bữa ăn

Nghiên cứu mới so sánh tác động của việc ngồi, đứng và đi bộ đối với lượng insulin và lượng đường trong máu (blood sugar level) của cơ thể. Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đứng lên hoặc đi bộ từ 2 đến 5 phút cứ sau 20 đến 30 phút ngồi hoặc nằm trong một ngày. “Giữa bảy nghiên cứu được xem xét, tổng thời gian của một mốc quan sát khoảng 28 phút với thời gian đứng và đi bộ nhẹ dài từ 2 đến 5 phút.

Phân tích cho thấy, đứng thẳng tại bàn làm việc hay sau khi ăn có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng không ảnh hưởng đến mức insulin. Còn nếu đi bộ bằng thời gian với đứng sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng do ăn sẽ giảm dần dần, và mức insulin cũng ổn định hơn so với đứng.

Các chuyên gia cho biết, giữ cho lượng đường trong máu không tăng đột biến rất có lợi cho cơ thể vì lượng đường lớn và giảm nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Các chuyên gia cảnh báo, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt từ 60 đến 90 phút sau khi ăn, vì vậy tốt nhất chúng ta nên di chuyển sớm sau khi ăn xong.

Đi bộ giúp sống lâu

Cơ bắp cần glucose để hoạt động, vì vậy chuyển động giúp đào thải đường ra khỏi máu. Đó là lý do tại sao nhiều vận động viên chạy bộ thường nạp carbonhydrate trước khi chạy marathon hoặc đua xe. Nếu muốn giảm lượng đường trong máu thì hãy đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động thể chất tối thiểu: Mỗi tuần dành 150 phút vận động cường độ trung bình và hai ngày vận động mạnh hơn trong thời gian ngắn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lưu ý, những người hoạt động thể chất khoảng 150 phút mỗi tuần có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 33% so với những người không hoạt động thể chất. Có nghĩa là nếu bạn đứng dậy và di chuyển tổng cộng khoảng 21.43 phút mỗi ngày trong tuần, bạn đã cắt giảm một phần ba nguy cơ tử vong vì bất cứ nguyên nhân gì.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: