Hú hồn, phi công ngủ gật khi đang lái máy bay

Nắm giữ sinh mạng của nhiều người, phi công ngủ quên khi đang làm nhiệm vụ là rất nguy hiểm. (minh họa: Unsplash)

Phi công có thể không lái, vì hành trình đã được lưu lại trong hệ thống, nhưng không có nghĩa người nắm giữ sinh mạng của nhiều con người được phép ngủ gật.

Mới đây, hai phi công lái chiếc máy bay của hãng hàng không Ethiopia Airlines trên chuyến bay Boeing 737 mang số hiệu chuyến bay ET343 từ Khartoum (Sudan) đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Khi Trạm kiểm soát không lưu phát hiện máy bay ở rất gần phi trường nhưng chưa có dấu hiệu hạ độ cao, họ liên lạc với với phi công, nhưng không được.

Phi công có thể không lái, vì hành trình đã được lưu lại trong hệ thống. (minh họa: Unsplash)

Đến lúc hệ thống lái tự động của phi cơ ngắt kết nối và phát âm thanh báo động, hai phi công mới bừng tỉnh giấc nồng. Chiếc phi cơ được hạ cánh an toàn xuống đường băng khoảng 25 phút sau đó, và tiếp tục ở lại 2 tiếng rưỡi, trước khi tiếp tục hành trình. May mắn không có ai bị thương.

Chuyên gia hàng không Alex Macheras cho rằng, vụ việc đáng lo ngại này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Một cư dân mạng nêu ý kiến muốn hai phi công này phải bị sa thải, giới chức trách phải điều tra lịch trình làm việc của phi hành đoàn của hãng hàng không này. Một người khác cho rằng, các phi công có thể đã làm việc quá sức và ngủ gật khi đang làm việc. Đa số cho rằng may mắn đã mỉm cười với toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trong chuyến bay này.

Năm 2020, một phi công Australia cũng ngủ gật và không thể liên lạc được trong vòng 40 phút, khiến máy bay bay hút điểm hạ cánh hơn 100 km. Chuyện xảy ra vào Tháng Bảy, Cục An toàn Vận tải Hàng không (ATSB) Australia cho biết, trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với máy bay Cessna 208B Caravan, khi nó đang ở vị trí cách phi trường Sunshine Coast khoảng 33 dặm về phía Tây Bắc.

Theo lịch trình ban đầu, máy bay khởi hành từ Cairns và dự kiến đến Redcliffe, Australia. Bộ phận kiểm soát không lưu cố gắng liên lạc với phi công nhiều lần, nhưng không nhận được tín hiệu trả lời. ATSB cho biết cơ quan kiểm soát không lưu yêu cầu phi công của máy bay Beechcraft B200 King Air thuộc Dịch vụ Y tế Hàng không Hoàng gia (RFDS) cố gắng tiếp cận chiếc Cessna mất liên lạc. Phi công King Air ban đầu cố gắng tiếp cận và kết nối với phi công Cessna, nhưng vẫn không thể liên lạc được.

Mãi đến khi máy bay bay lố hơn 62 dặm so với điểm đến, phi công Cessna mới tỉnh dậy và liên lạc lại với trạm kiểm soát không lưu. Cessna được hướng dẫn lái tới phi trường Gold Coast, và sau đó hạ cánh an toàn. Theo báo cáo của ATSB, phi công Cessna ngủ gật do mệt mỏi và gặp phải tình trạng thiếu oxygen khi bay ở độ cao. Thật là nguy hiểm.

Phi công cho biết anh đã bật máy sưởi trong khoảng 20 phút và tin rằng hơi ấm trong buồng lái góp phần khiến anh ngủ gật.

Hành khách không hề hay biết, nếu phi công ngủ gật. (minh họa: Unsplash)

Trước đó, vào Tháng Hai, 2019, một phi công của hãng China Airlines – hãng hàng không Đài Loan, bị cơ phó trên chuyến bay ghi lại cảnh anh ngủ gật khi đang điều khiến máy bay chở khách. Hình ảnh từ đoạn video cho thấy người này gục đầu, mắt nhắm nghiền lúc đang làm việc trong buồng lái của chiếc Boeing 747.

Video kéo dài khoảng 30 giây, gây sốt trên mạng xã hội, khiến nhiều người giật mình lo lắng. Viên phi công là Weng Jiaqi, cơ trưởng, phi công cao cấp, đang làm việc cho China Airlines. Theo các phương tiện truyền thông, Weng là một phi công cao cấp, lái Boeing 747 của hãng, với gần 20 năm kinh nghiệm. Đường bay chính của anh phụ trách chủ yếu ở Tokyo, Okinawa, Seoul và Hong Kong. Weng đồng thời là giảng viên phụ trách tại trung tâm huấn luyện bay của China Airlines.

Phi cơ của hãng hàng không China Airlines. (minh họa: Unsplash)

“Mệt mỏi là điều không tránh khỏi. Nhưng với tư cách là phi công cấp cao, lẽ ra Weng phải nêu gương tốt cho cấp dưới của mình. Nếu quá mệt, anh ta có thể cảnh báo đội phi hành đoàn để họ quan sát mọi trạng thái,” một phi công giấu tên của China Airlines, nói với EBC News.

Hồi năm 2018 cũng xảy ra một vụ phi công ngủ gật, khiến Ủy ban An toàn Giao thông Úc (ATSB) phải mở cuộc điều tra chuyến bay nội địa từ Devonport đến đảo King của Úc. Dữ liệu theo dõi từ chuyến bay cho thấy chiếc máy bay đi quá đường băng dự kiến hàng chục km sau khi khởi hành lúc 6 giờ 22 sáng ngày 8 Tháng Mười Một. Trong hành trình, phi công ngủ thiếp đi khiến máy bay qua đảo King 28.5 dặm. ATSB nói dù phi công có chợp giấc, cũng gây nghiêm trọng cho tính mạng của nhiều con người.

(tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: