Khi mùa mua sắm cuối năm không còn gì hứng thú

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, vì phải cách ly trong nhà, mọi người tiêu những khoản tiền vốn dành cho các kỳ nghỉ, tiệc tùng để mua sắm trực tuyến. (minh họa: Unsplash)

Chi phí lao động, xăng dầu và lạm phát vẫn cao, khiến người tiêu dùng vẫn phải trả giá hàng hóa không hề rẻ trong mùa giảm giá gần kề.

Thật ra chi phí vận chuyển container qua Thái Bình Dương đã hạ nhiệt so với mức cao kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Vì thế các doanh nghiệp cũng bớt được chi phí chuỗi cung ứng, nhưng giá cả vẫn cao hơn mức thu nhập của người dân. Theo dữ liệu từ Freightos Baltic Index, vào thời điểm cao nhất vào giữa Tháng Chín 2021, giá trung bình để chuyển một container từ Á châu đến Bờ Tây Mỹ là $20,586, tăng gấp 15 lần so với đầu Tháng Giêng 2020.

Ở thời điểm hiện tại, giá vận chuyển trung bình giảm đáng kể, chỉ còn $2,720. Dù vậy, người mua sắm có thể sẽ không cảm nhận được giá cả giảm trong mùa cuối năm. Vì sao? Các chuyên gia nêu lý do: Nền kinh tế vẫn vật lộn với lạm phát, giá xăng và phí nhân công cao.

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, vì phải cách ly trong nhà, mọi người tiêu những khoản tiền vốn dành cho các kỳ nghỉ, tiệc tùng để mua sắm trực tuyến. Nhu cầu hàng hóa tăng đột biến khiến chi phí vận hành tăng cao, điển hình nhất là giá cước vận chuyển container từ châu Á đến Mỹ.

Nền kinh tế vẫn vật lộn với lạm phát, giá xăng và phí nhân công cao. (minh họa: Unsplash)

Theo khảo sát Wealth Watch mới nhất của New York Life, 36% người Mỹ nói rằng họ đã rút trung bình $617 từ khoản tiết kiệm cá nhân trong sáu tháng đầu năm 2022. Theo dữ liệu gần đây của ​​Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, cùng khoảng thời gian đó, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ giảm từ mức 8.7% của Tháng Mười Hai, 2021, xuống còn 5.1% vào Tháng Sáu. Hơn 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ tận dụng số tiền dành dụm của họ để đối mặt với giá cả leo thang.

Lạm phát cao tiếp tục ảnh hưởng đến ngân sách của người tiêu dùng. Giá cả tăng 8.5% so với một năm trước, nhưng không cao bằng mức tăng 9.1% của năm trước đó. Nhưng thu nhập của người lao động thì vẫn “dậm chân tại chỗ”. Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã nâng lãi suất mục tiêu thêm 0.75 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng thứ hai liên tiếp. Với những người đang dùng tiền tiết kiệm để duy trì cuộc sống, các chuyên gia khuyên rằng họ cần phải “thắt lưng buộc bụng.”

Douglas Boneparth, nhà lập kế hoạch tài chính kiêm Chủ tịch Bone Fide Wealth ở New York, cho biết giải pháp lý tưởng là tìm mọi cách tăng tiền lương. “Tối ưu hóa số tiền kiếm được là cách hữu ích. Nếu đó không phải là một lựa chọn khả thi, bạn phải thực sự cân nhắc các khoản chi tiêu của mình trong ba đến sáu tháng, giảm tối đa chi tiêu và đừng vung tay vào những mục chưa thật cần thiết. Thà sống thiếu thốn một chút, còn hơn là phải đi vay mượn cho từng bữa hàng ngày.

Với những người còn nợ thẻ tín dụng thì càng đau đầu, vì nợ sẽ chồng chất thêm từng ngày. Theo FED, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022, số tài khoản thẻ tín dụng mở mới đạt kỷ lục 537 triệu, tăng 31 triệu so với năm ngoái.

Giá cả gia tăng khiến mọi người phải “thắt lưng buộc bụng” cái gì cần lắm mới mua. (minh họa: Unsplash)

Hiện tại, các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ không đặt hàng nhiều từ châu Á, một phần do hành vi của người tiêu dùng lại thay đổi đáng kể, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mới tại Mỹ khá thấp. Lạm phát vẫn còn ở mức cao nhất trong bốn năm, buộc người mua sắm phải có chiến lược tiêu tiền khác hơn so với trước. Điều đó bao gồm việc hạn chế mua quần áo và đồ điện tử để tập trung cho nhu yếu phẩm như thức ăn và khí đốt.

Trong khi đó, giới nhà giàu vốn không bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng, lại thích chi tiêu nhiều hơn cho du lịch và giải trí. Cuộc sống của họ quá đầy đủ, nên mua sắm không còn là nhu cầu hàng ngày. Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ là một đường ngang trong Tháng Chín, do các gia đình cắt giảm mua xe và các mặt hàng giá trị cao khác như đồ điện tử, đồ gia dụng.

Còn các nhà bán lẻ lớn đang phải vật lộn với lượng hàng tồn kho dư thừa do người thu nhập thấp hạn thì không có tiền mua, còn người thu nhập cao thì không có nhu cầu. Theo Bộ Thương mại Mỹ, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng 0.8% trong Tháng Tám. Target, Amazon, Walmart và Kohl’s bắt đầu mùa bán hàng lễ cuối năm sớm hơn nhằm giải tỏa hàng tồn trong kho.

Theo các chuyên gia, giá cả sẽ không hạ nhiệt từ nay đến cuối năm, vì giá hàng hóa phụ thuộc vào chi phí vận chuyển container, nhân công và giá xăng. Chẳng có công ty nào có thể giảm giá khi họ vẫn phải trả phí nhân công, giá xăng cao.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: