Lợi ích bất ngờ của việc suy nghĩ nhiều

(ảnh: Muhmed Alaa ElBank/Unsplash)

Suy nghĩ (quá) nhiều thường bị coi là một biểu hiện tiêu cực, thường liên hệ đến thói quen trì hoãn (một hội chứng tâm lý), cảm giác hoang mang và rối loạn.

Chắc chắn rằng việc suy nghĩ quá nhiều có thể ngốn nghiến thời gian và tiền bạc nếu nó cứ thế mà phát triển tự do. Nhưng trong công việc, việc suy nghĩ quá mức cho đến một thời điểm nào đó có thể trở thành lợi ích. Suy nghĩ nhiều giúp bạn hoàn thành những việc mà nếu không bỏ mặc, bạn sẽ không bao giờ làm được. Nó giúp bạn tiếp cận những khám phá mà bạn sẽ không bao giờ có được với lối suy nghĩ thông thường, suy nghĩ theo thói quen.

Hãy cùng điểm qua những lợi ích bất ngờ của việc suy nghĩ nhiều.

1.Thúc đẩy sự sáng tạo

Một nhà văn viết tiểu thuyết đục đẽo các nhân vật sao cho vừa ý và hoàn thành tác phẩm của mình nhờ sự kỳ diệu của việc dành hết thời gian cho việc suy nghĩ. Những người suy nghĩ nhiều có xu hướng sáng tạo hơn vì họ thường nhìn thấy xa hơn quan điểm và hướng nhìn mà người khác không thể. Một nhà làm phim say mê với bối cảnh nền của một cảnh quay cụ thể trông có vẻ điên rồ với những người khác, nhưng với họ, suy nghĩ quá nhiều là cốt lõi trong nghề nghiệp. Họ phải lường trước ấn tượng được tạo ra nên buộc phải suy nghĩ quá lên trong mọi tình huống.

Sẽ không quá lời khi nói rằng, sự sáng tạo là sản phẩm phụ của việc suy nghĩ nhiều. Những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, những ý tưởng hùng hồn và những siêu phẩm văn học đều được tạo ra bởi những bộ óc không ngừng nghỉ, ham học hỏi và nhìn ra trông rộng.

Sự sáng tạo là sản phẩm phụ của việc suy nghĩ nhiều. (ảnh: Unsplash)

2.Thúc đẩy sự đổi mới

Một trí óc hoạt động tích cực là một lợi ích cho phát minh và đổi mới khoa học. Một nhà khoa học điên rồ không bao giờ mệt mỏi khi thử các hoán vị và sự kết hợp khác nhau của các loại thuốc có màu sắc khác nhau trong phòng thí nghiệm. Hoặc một lập trình viên software có bộ não không bao giờ nghỉ ngơi. Khi bạn đang cố gắng tạo ra một điều gì đó mới mẻ và mang tính đột phá, suy nghĩ nhiều là cách duy nhất để đi trước một bước, so với người khác.

Tư duy cân bằng sẽ tốt cho các nhiệm vụ có tính chất rõ ràng. Nhưng khi cố gắng thiết lập một liên doanh kinh doanh trong một lĩnh vực tương đối mới, hoặc giới thiệu một sản phẩm trên thị trường mà bản thân nó là một hạng mục tiên phong và bạn vẫn còn mơ hồ về liệu ý tưởng nào là hữu ích. Để đổi mới, cách duy nhất là bạn cần để tâm trí mình hoạt động tích cực.

3.Tránh khỏi quyết định sai lầm

Tránh tối đa đưa ra những quyết định sai lầm là lợi ích lớn nhất của việc suy nghĩ nhiều. Khi nói đến những quyết định và lựa chọn quan trọng trong cuộc sống, suy nghĩ nhiều lại là một lợi thế. Luôn có sự cám dỗ khi đưa ra những lựa chọn sớm hay muộn, nhưng một sự lựa chọn sai lầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của bạn. Những lựa chọn như vậy thường được thực hiện bằng cách suy nghĩ kỹ lưỡng, có tính toán hơn là dựa theo bản năng.

Trái với những gì hầu hết nhiều người tưởng, suy nghĩ nhiều không hẳn là nguy hiểm. Không ít người suy nghĩ tới lui trước khi đưa ra quyết định nào đó. Làm như vậy lại đơn giản hơn vì họ không dễ bị thuyết phục. Và suy nghĩ nhiều không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ bị thuyết phục. Họ chỉ đơn thuần dành thời gian để đánh giá những ưu và nhược điểm trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

4.Giúp ích cho việc giải quyết các vấn đề

Suy nghĩ quá nhiều rất tốt cho việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp. Nếu bạn nhớ lại những bài học toán của mình từ thời thơ ấu, bạn sẽ luôn gặp phải một vấn đề nan giải mà bạn không thể giải được, bất kể bạn đã cố gắng nhiều thế nào. Một bài toán không bao giờ được giải quyết bằng cách áp dụng trực tiếp các định lý và công thức và bạn cần nghĩ ra những cách mới để giải quyết nó. Nói cách khác, bạn đã phải suy nghĩ nhiều.

Những người suy nghĩ nhiều có lợi thế hơn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp vì suy nghĩ không làm họ mệt mỏi. Họ không ngại thử những cách giải quyết vấn đề mới, nếu các cách trước đó thất bại.

Những người suy nghĩ nhiều có lợi thế hơn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp vì suy nghĩ không làm họ mệt mỏi. (minh họa: Unsplash)

5.Phát triển trực giác

Những người suy nghĩ nhiều thường trực quan hơn vì họ dành nhiều thời gian để suy ngẫm và xem xét nội tâm. Họ nắm bắt những điều xảy ra thường xuyên và các sự kiện trong tương lai, một kỹ năng thường được sử dụng để cải thiện nghề nghiệp và cá nhân.

Không phải họ là những pháp sư, phù thủy tài ba, nhưng do bản chất phản xạ và phân tích của mình, họ rất giỏi trong việc phân tích các tình huống và những kết quả có thể xảy ra trong tương lai.

Tóm lại, suy nghĩ quá nhiều thật sự có hại khi bạn suy nghĩ trong lo lắng và thích thổi phồng những rủi ro, bóp méo bản chất sự việc để phục vụ cho các ý tưởng ra đời từ tâm trí rối bời của mình khi cường điệu hóa một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, suy nghĩ nhiều lại rất cần thiết trong những lĩnh vực, loại hình công việc nhất định. Nó kết hợp với khả năng phán đoán, đánh giá và kiến thức của một người để đi đến thành công.

(theo: Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: