‘Lời thật không đẹp, lời đẹp không thật’

(ảnh: Emile Perron/Unsplash)

Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các mối quan hệ cá nhân đến những môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giao tiếp là nền tảng của tất cả các tương tác trên đời này, đối với cả con người và động vật. Đối với động vật, nó là cách để chúng đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm cho nhau, thu hút bạn tình hoặc đánh dấu lãnh thổ. Riêng đối với con người, nó là phương tiện để thể hiện bản thân, chia sẻ ý tưởng và thấu hiểu lẫn nhau. Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các mối quan hệ cá nhân đến những môi trường làm việc chuyên nghiệp.

“Giao tiếp, sự kết nối con người lẫn nhau, là chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp và cá nhân.” – Paul J. Meyer

Về cốt lõi, giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Nó bao gồm nhiều hình thức, như bằng lời nói, phi ngôn ngữ và văn bản. Giao tiếp bằng lời nói liên quan đến lời nói, trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ sử dụng các động tác từ cơ thể, nét mặt và giọng điệu. Giao tiếp bằng văn bản bao gồm việc sử dụng email và thư, báo cáo và bài báo.

Giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng sống cực kỳ quan trọng mà mọi người nên cố gắng phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi giao tiếp thực sự tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa thành công và thất bại. Cho dù là trong thuyết trình, đàm phán một thỏa thuận hay cộng tác với đồng nghiệp, khả năng giao tiếp hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Một trong những chìa khóa để giao tiếp hiệu quả là việc tích cực lắng nghe. Điều này không chỉ liên quan đến việc chú ý lắng nghe những gì người khác nói mà còn là việc để ý đến các dấu hiệu phi ngôn ngữ từ những người trong cuộc hội thoại để phản hồi một cách thích hợp. Việc tích cực lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và chú ý. Nó còn là một thách thức trong môi trường làm việc tấp nập với nhịp độ nhanh.

“Chúng ta có hai tai và một miệng, để nghe nhiều hơn nói.” –  Sử thi

Cũng giống như lắng nghe bản nhạc yêu thích của bạn, giao tiếp hiệu quả là việc tích cực lắng nghe người khác và chú ý đến nhu cầu cũng như quan điểm của họ. Giống như việc bạn tăng âm lượng bài hát yêu thích của mình lên để đắm mình hoàn toàn vào giây phút được thưởng thức. Vì vậy, hãy nên dành toàn bộ sự chú ý của mình cho người khác khi giao tiếp với họ. Bằng cách đó, bạn có thể hiểu rõ hơn thông điệp mà họ đang muốn gửi đến, xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn và thúc đẩy một môi trường làm việc và sinh hoạt tích cực và hiệu quả hơn.

“Chúng ta có hai tai và một miệng, để nghe nhiều hơn nói.” (minh họa: Kristina Flour/Unsplash)

Một yếu tố thiết yếu khác của giao tiếp hiệu quả là sự rõ ràng, mạch lạc. Điều này có nghĩa là thông điệp mà người nói đang đưa ra phải rõ ràng và ngắn gọn để người khác hiểu chính xác những gì mà người đó đang nói. Sự rõ ràng đặc biệt quan trọng khi đưa ra hướng dẫn hoặc truyền đạt những thông tin quan trọng, vì sự hiểu lầm có thể dẫn đến nhầm lẫn và thậm chí thất bại.

“Hãy tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình đến khi có những dịp quan trọng, bạn sẽ có khiếu, có phong cách, trở nên sắc sảo, rõ ràng và có cảm xúc để tác động đến người khác.” – Jim Rohn

Ngoài sự rõ ràng, điều quan trọng khác cần ghi nhớ là phải học cách tôn trọng người khác, đặc biệt là trong giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp, đồng thời tránh bất kỳ ngôn ngữ hoặc hành vi nào nghe có vẻ thô lỗ hoặc xúc phạm là những điều cần chú ý đến. Tôn trọng nhau trong giao tiếp giúp xây dựng lòng tin và thúc đẩy các mối quan hệ tích cực.

Công nghệ đã thay đổi cách con người giao tiếp, đồng thời mang đến những thách thức và cơ hội mới. Mặc dù công nghệ giúp giao tiếp với mọi người trên khắp thế giới dễ dàng hơn nhưng nó cũng tạo ra những rào cản đối với việc giao tiếp một cách hiệu quả. Ví dụ như việc giao tiếp bằng văn bản sẽ thiếu đi các tín hiệu phi ngôn ngữ cần thiết để hiểu. Ngoài ra, giao tiếp ảo mang lại cảm giác thiếu vắng sự hiện diện của các cá nhân.

Để có được cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bạn cần phải thường xuyên rèn luyện và áp dụng nó ở mọi lúc mọi nơi. (minh họa: Antenna/ Unsplash)

Để vượt qua những thách thức này, hãy chú ý hơn trong giao tiếp của bạn. Chọn phương tiện phù hợp cho thông điệp mà mình muốn đưa ra và thông điệp được chuyến đến phải rõ ràng và súc tích, đồng thời cũng phải chú ý đến phản hồi của người khác. Ngoài ra, việc nhận thức những khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng đến giao tiếp. Hãy học hỏi và nghiên cứu thêm để làm giàu kiến thức về các văn hoá và khắc phục những khác biệt đó.

Nói tóm lại, giao tiếp là nền tảng của mọi tương tác và giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết để thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Cho dù bạn đang giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng hay những người thân yêu, hãy nhớ luôn giữ cho lời nói thật rõ ràng, tôn trọng và có chủ ý. Bằng cách đó, bạn có thể xây dựng các mối quan hệ bền vững, tránh những hiểu lầm và đạt được những mục tiêu mà bản thân mong muốn.

“Lời thật không đẹp. Lời đẹp không thật. Lời nói tốt thường không có sức thuyết phục. Lời lẽ thuyết phục lại không hay.” – Lão Tử

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: