Khoai tây mọc mầm rất có lợi, đừng vứt!

(minh họa: Unsplash)

Khoai tây mà đã mọc mầm không ăn được, vì khi đó khoai đã sinh ra các chất độc hại cho cơ thể, nhưng nó vẫn còn nhiều giá trị khác.

Khoai tây là một loại củ có nhiều dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon, hầm, chiên, nướng lên đều hấp dẫn. Nhưng trong khoai tây mọc mầm có chứa một độc tố tên là solanine, ăn nhiều cũng gây ngộ độc. Khoai tây νừa bổ dưỡng, chứa nhiều tinh bột, nhưng khi nó đã mọc mầm, hay khoai màu xanh, là có chứa chất độc, ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc.

Khoai tây chế biến được nhiều món ngon. (minh họa: Anna Lowe/Pexels)

Nhưпg chính vì có chứa nhiều tinh bột nên ở nhiệt độ cao, tinh bột sẽ tạo thành một dung dịch keo có khả năng hấp thụ vết bẩn và khử mùi hôi. Đó là lợi ích đầu tiên của của củ khoai mọc mầm mà bạn định vứt vào thùng rác màu xanh sau nhà. Theo Healthline.

Ngoài khả năng làm sạch, ung dịch keo từ chất tinh bột trong khoai tây tạo ra có khả năng thấm hút và loại bỏ vết bẩn rất hiệu quả, ngay cả những vết bẩn lâu ngày νà giúρ đồ dùng trở nên sáng bóng. Chất này có thể làm sạch vết dính cáu của trà xanh, vết rỉ sét hoặc dầu mỡ trong bồn rửa chén dĩa.

Cách làm sạch bồn rửa chén dĩa có dầu mỡ dính vào, sau khi rửa xong, bạn gọt vỏ một củ khoai tây (mọc mầm hoặc chưa mọc mầm), dùng vỏ chà lên bồn, đợi một lúc sau bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

Khoai tây mọc mầm không ăn được, nhưng giúp bánh mì luôn tươi và ngon. Nếu bánh mì ăn không hết, mà cho vào tủ lạnh thì bị khô, để ở ngoài lại bị mốc. Để tránh khô, mốc, giữ bánh mì được lâu, bạn chỉ cần xắt vài lát khoai tây để dưới hộp bánh mì rồi đậy nắp kín.

Xắt khoai đặt dưới hộp dể giữ bánh mì được lâu. (ảnh: Unsplash)

Trong nhà có đồ dùng bằng bạc mà bạn muốn luôn sáng bóng, thì đừng vội vứt củ khoai tây mọc mầm. Hãy xắt lát vài miếng, cho vào nước ngọt có gas rồi đem nấu sôi. Sau đó, bạn dùng nước này cùng với vài miếng khoai nữa, chà lên bề mặt đồ dùng bằng bạc, màu bạc sáng bóng sẻ trở lại như xưa.

Nhà bạn có bình giữ nhiệt không? Mấy loại bình cổ dài miệng hẹp thường khó rửa, nhất là mấy vết cặn bám. Một khi bạn dùng chổi cọ để làm sạch mà vẫn thấy bẩn, bạn hãy làm cách này: Dùng bốn, năm miếng vỏ khoai cho vào bình, lắc trong vòng 30 giây, các vết bẩn sẽ biến mất luôn!

Ấm nước hay bình trà để lâu ngày cũng có cặn, trong trường hợp này, bạn cũng dùng vỏ khoai tây cho vào bình nấu trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ, khoai sẽ làm sạch mà không làm hư ấm, cũng không gây ra mùi khó chịu như khi bạn dùng dấm.

Chườᴍ lêп chỗ пhức ᴍỏi: Khoai tây còn có tác dụng giữ nhiệt tuyệt vời lắm. Tùy mục đích của bạn là chườm nóng hay chườm lạnh, bạn cho củ khoai vào tủ lạnh hoặc microwave, bạn sẽ có ngay “dụng cụ” chườm rất hiệu quả. Làm như thế, phần đau nhức trên cơ thể bạn sẽ được cải thiện.

Khoai tây mọc mầm không dùng cho người, nhưng tốt cho cây. Khoai tây cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng và độ ẩm để tăng giâm cành, giúp rễ phát triển khỏe mạnh. Bạn chỉ cần đặt vài miếng khoai tây nhỏ xung quanh gốc, rồi chờ cây lớn lên thôi!

(ảnh: Unsplash)

Tác dụng của khoai tây đã rõ. Bây giờ bạn kiểm tra xem mấy củ khoai mua hồi Tết, giờ còn dùng được không, nếu thấy nó đã nảy mầm thì đừng vội vứt đi nhe!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: