Năng lượng của ta đi đâu?

(minh họa: Unsplash)

Đôi khi bạn thức dậy vào buổi sáng tràn đầy năng lượng, đâu là những việc lớn quan trọng đã được lên kế hoạch từ trước, đâu là những cuộc hẹn với đối tác, đồng nghiệp, bạn bè, rất nhiều việc cần phải làm. Nhưng ngay khi bạn bắt đầu thực hiện chúng, sức lực của bạn bỗng nhiên biến mất, giống như ai đó vừa tắt đi cái công tắc bên trong bạn. Trong các bạn có ai từng bị như vậy không?

Một trường hợp khác, khi còn nhỏ, cha mẹ từng giúp bạn với những bài tập khó. Lúc đó bạn cảm thấy buồn ngủ rũ rượi, dường như bạn không có đủ năng lượng để tập trung suy nghĩ vào mấy bài tập khó nuốt ấy. Ấy thế mà khi bạn vừa rời cái bàn học, năng lượng lại từ đâu ùa về thật nhanh chóng. Khi đó bạn cảm thấy tràn đầy sức lực, bạn có thể chạy nhảy, đi chơi, làm mọi thứ trừ việc đi ngủ!

(minh họa: Unsplash)

Hãy tìm hiểu xem tại sao có hiện tượng này nhé.

Đó chính là một biểu hiện tâm lý sống còn. Tâm lý con người thường có khuynh hướng phản kháng lại bản năng.

Thí dụ một người có ý muốn kỳ lạ là không ngủ một tháng, hay uống hết nước của một dòng sông. Điều này thực sự vô lý và nguy hiểm cho sức khỏe của anh ta. Để bảo vệ con người, tâm lý sẽ ngừng sản xuất hormone – nhiên liệu cho các hành động tích cực. Trong cơ thể anh ta sẽ diễn ra một cuộc đấu tranh nội bộ, để rồi cuối cùng anh sẽ phải nhượng bộ vì không có sức mạnh để củng cố cho ý muốn đó: “Tôi chẳng muốn làm điều này nữa, có lẽ là nó không còn cần thiết.”

Trường hợp khác, một người có một công việc không ưa thích. Anh ta muốn nghỉ việc. Nhưng anh ấy cần ăn, cần thuê nhà, cần đi du lịch, thế là anh ấy sẽ nghĩ đến việc cuối tháng sẽ nhận lương và tiếp tục công việc của mình dù không thật sự ưa thích nó. Trong trường hợp này, tâm lý cho người này thấy kết quả, hiểu những nỗ lực được sử dụng ở đâu và cung cấp cho anh ấy năng lượng, sức mạnh để thực hiện. Nó hoạt động theo cách phản kháng lại bản năng tự nhiên của người này lúc đầu.

Nhưng đối với một người có một công việc kinh doanh, hoặc làm những công việc lâu dài như viết một cuốn sách, phải mất vài tháng, vài năm để có được kết quả, thì kết quả của hoạt động tâm lý sẽ không rõ ràng. Tâm lý không cung cấp tài nguyên cho những vấn đề khó hiểu như vậy, và đó là rủi ro.

Nhưng nếu có khó khăn trong mối quan hệ, về tài chính, xung đột nội bộ, ngay cả kinh nghiệm và cách giải quyết của họ cũng cần đến sức mạnh của chính họ, thì tâm lý vẫn tham gia đầy đủ.

Như khi có năng lực để chăm lo công việc gia đình, nhưng quá trình dài dẫn đến một cuộc sống chất lượng hơn thì chưa đủ nghị lực và năng lượng.

(minh họa: Unsplash)

Vậy ta phải làm gì?

Môi trường không dễ thay đổi, cuộc sống trôi chảy theo quy luật của nó, môi trường và hoàn cảnh không có sẵn một sớm một chiều, mà được hình thành trong một thời gian dài với sự tham gia của bản thân. Cuối cùng, chúng ta chỉ có thể cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lượng tâm lý cho những xung đột nội bộ. Làm gì để thực hiện việc này trong cuộc sống thực tế? Bạn thử  suy ngẫm xem sao nhé.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: