Những ‘liều thuốc’ miễn phí giúp ngăn ngừa bệnh tật

Khi chúng ta khoan dung với chính mình, chúng ta đang chấp nhận bản thân mình và biết mình đang ở đâu trong cuộc sống. (minh họa: Unsplash)

Gọi là miễn phí, vì bạn chẳng cần phải đi mua, không cần uống, chỉ cần thay đổi lối sống và thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày.

Hàng năm, người Mỹ tiêu tốn hàng nghìn tỉ đôla cho các bệnh mạn tính và sức khỏe tâm thần. Đó là vì số người bị căng thẳng, thiếu ngủ, béo phì ngày càng tăng, là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và tiểu đường. Ở Mỹ, dư cân và béo phì là nguyên nhân của khoảng 50% người bệnh cao huyết áp, 10% người bệnh tiểu đường.

Tin vui được các chuyên gia về sức khỏe cho biết, là lối sống có thể thay đổi được tình trạng này, mà liều thuốc về lối sống thì hoàn toàn miễn phí, có điều, ai là người biết áp dụng để khỏe hơn. Y học lối sống là sử dụng các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa, điều trị và đẩy lùi bệnh tật.

Các chuyên gia cũng nêu ra các “bài thuốc”, như: Ăn chay hoặc ăn nhiều thực vật thay vì động vật; hoạt động thể chất, giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng, giữ tâm lý tích cực và nâng cao kết nối xã hội.

Thực phẩm chủ yếu là thực vật

Hạn chế tối đa các sản phẩm làm từ động vật, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Thực đơn này cũng cải thiện sức khỏe, phòng tránh được các bệnh tim mạch, bệnh về não, nội tiết tố, thận, các bệnh tự miễn và ngăn ngừa 35% nguy cơ bị ung thư.

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. (minh họa: Unsplash)

Siêng năng vận động

Hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải đến cường độ cao thương xuyên hàng ngày đem lại lợi ích rất nhiều cho sức khỏe về lâu về dài. Thực tế, tuổi tác theo thời gian và độ tuổi sinh học của con người được xác định bởi quá trình phân tử chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy các tập thể dục có thể làm thay đổi tế bào và phân tử, làm giảm nguy cơ bệnh tật.

Tập thể dục thường xuyên không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa stress, mà quan trọng nhất chính là thay đổi lối sống. (Hình: bruce mars/Unsplash)

Giấc ngủ

Trí óc của bạn thật ra vẫn tiếp tục làm việc bận rộn khi bạn ngủ. Khi ngủ, bạn có thể gia tăng trí nhớ hay “luyện tập” những kỹ năng mà bạn đã học khi thức. Ngủ quá nhiều hay quá ít được cho là có liên quan đến suy giảm tuổi thọ. Nghiên cứu phụ nữ tuổi từ 50 đến 79 cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 5 tiếng, hay ngủ quá nhiều mỗi đêm có tỉ lệ tử vong cao hơn những phụ nữ khác.

Các chứng viêm thường có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm trong máu có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive protein (loại protein có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim).

Khi ngủ, não bộ sắp xếp lại và tái cấu trúc trí nhớ, gia tăng trí sáng tạo. Cảm xúc của trí nhớ được kích thích mạnh khi ngủ nhờ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo. Thiếu ngủ có thể dẫn đến những triệu chứng thiếu tập trung ở trẻ nhỏ. Khác với người lớn, trẻ em thường trở nên hiếu động khi thiếu ngủ.

Những người ăn kiêng ngủ đủ giảm được nhiều mỡ thừa hơn còn những người bị thiếu ngủ bị mất đi khối lượng cơ tương tự. Người ăn kiêng thường cảm thấy đói khi họ ít ngủ vì một loại hormone sẽ đi vào trong máu và thúc đẩy sự thèm ăn. Ngoài ra, sự căng thẳng và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau và đều có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể. Ngủ giúp giảm căng thẳng và nhờ đó người ta có thể kiểm soát được huyết áp và có ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu, vốn là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch.

Ngủ đủ giấc mỗi ngày là từ 7 đến 8 tiếng. (minh họa: Unsplash)

Mất ngủ, dù chỉ một, hai đêm cũng sẽ làm cơ thể của bạn suy giảm nhanh chóng. Một đêm ngủ sâu, ngon giấc sẽ giúp các tế bào, các cơ quan và toàn bộ cơ thể của bạn hoạt động tốt hơn. Để có sức khỏe tốt, với người lớn, cần phải ngủ liền một mạch bảy tiếng mỗi đêm, đối với thanh thiếu niên là từ tám đến 10 tiếng, còn trẻ em cần phải ngủ trên 10 tiếng.

Kiểm soát căng thẳng

Trong một số trường hợp, căng thẳng là phản ứng tự vệ có lợi. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài hoặc quá độ có thể áp đảo não và cơ thể. Căng thẳng mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ruột kích thích, béo phì, trầm cảm, hen suyễn, viêm khớp, các bệnh tự miễn, tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn thần kinh và béo phì.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm căng thẳng và tăng cường phục hồi chức năng là tự tạo phản ứng thư giãn bằng cách sử dụng các liệu pháp tâm trí và liệu pháp hành vi để kiểm soát được căng thẳng.

Tạo ranh giới lành mạnh với bạn bè, mạng xã hội và các phương tiện thông minh bạn đang sử dụng để tránh bị stress. (minh họa: Unsplash)

Suy nghĩ tích cực và kết nối xã hội

Suy nghĩ tích cực thông qua các bài tập về lòng biết ơn, sự tha thứ có tác động đáng kể đến sức khỏe tâm lý, từ đó nâng cao thể chất. Kết nối xã hội, cụ thể là tăng số lượng, chất lượng các mối quan hệ cá nhân cũng góp phần cải thiện sức khỏe.

(minh họa: Unsplash)

Ngược lại, người sống cô lập với xã hội, không muốn giao tiếp với bạn bè, không tham gia hoạt động, tình trạng cô đơn kéo dài có thể khiến họ mang nhiều bệnh tật. Nhiều người sống cô độc có chức năng hệ miễn dịch suy giảm, có nhiều nguy cơ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, và tỷ lệ tử vong cao.

Các “liều thuốc” trên không tốn tiền mà lại hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm, nếu bạn “dùng” đúng cách.

(theo Healthline và nguồn tổng hợp)

Đọc thêm:

-Uống cà phê có giúp bạn sống thọ hơn không?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: