Phụ nữ là chúa hay lo

(Hình minh họa: Vasilis Caravitis/Unsplash)

Không lo làm sao được, khi họ dù muốn hay không, cũng phải nhận chức “home manager,” cai quản nhà cửa sao cho ngăn nắp sạch sẽ, chăm sóc con cái cho ngoan cho khỏe, lo từng bữa ăn, sức khỏe của cả nhà, trong khi vẫn phải phấn đấu trong công việc.

Lo lắng lành mạnh, không… đáng lo

Lo cho con có lẽ là nỗi lo triền miên và lớn nhất của người mẹ. Con thi học kỳ, con không khỏe, con mới học lái xe, con có người yêu, rồi lấy vợ, lấy chồng, chuyện gì cũng “đáng lo” đối với người phụ nữ.

Với phụ nữ chưa kết hôn, họ cũng cần chăm sóc bố mẹ, anh em, nhà cửa và cũng phải cố gắng trong công việc.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng những áp lực mà người phụ nữ phải chịu vẫn là rất lớn và điều này có thể ảnh hưởng tới tâm trí và trái tim của họ.

Mọi người đều có thể lo lắng, nhưng phụ nữ dường như nhạy cảm hơn với những “mối hiểm nguy” hơn nam giới, ngay cả khi nó còn tiềm tàng đâu đó.

Theo thống kê, phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nam giới 1.5-1.7 lần. Tỷ lệ này luôn cao hơn ở nữ giới mà không phụ thuộc vào quốc gia, chủng tộc, văn hóa, thói quen ăn uống, giáo dục hay các yếu tố kinh tế, xã hội khác.

Tất cả những sự lo lắng trên rất bình thường, và lành mạnh. Lo lắng giống như một cơ chế phản ứng có ích của cơ thể. Lo lắng là một phản ứng phù hợp trước mối nguy hiểm, nó có thể kích hoạt phản ứng chiến-hoặc-chạy của cơ thể, được kích thích khi bạn cảm thấy bị đe dọa, chịu áp lực, hoặc đang đối mặt với một tình huống căng thẳng như mất việc làm, trước những bài kiểm tra, hay thậm chí là khi gặp ai đó lần đầu tiên.

Nhờ có một lượng lo âu nhất định mà chúng ta trở nên hữu ích. Nó có thể giúp bạn duy trì sự tập trung và tỉnh táo, giải quyết công việc đúng giờ, thúc đẩy bạn học tập chăm chỉ cho các bài kiểm tra, và thậm chí giữ bạn an toàn khi gặp hoàn cảnh nguy hiểm.

Quản lý nỗi lo

Nhưng thường xuyên lo âu, lo đến mức sợ hãi, lo đến không ngủ được, ngủ thì thường xuyên gặp ác mộng, rồi trong đầu cứ tưởng tượng ra những điều ghê sợ xảy ra cho bản thân, người thân,… thì không tốt chút nào.

Trong trường hợp này, hãy xem xét và tìm cách để quản lý nỗi lo âu của bạn. Tránh để lo âu biến thành bệnh… thật. Lúc này, lo lắng không còn là yếu tố giúp bạn xử lý và hoàn thành mọi việc tốt hơn, mà ngược lại, bạn sẽ không còn năng lượng để làm điều gì cả.

Có một số cách để nhận biết liệu sự lo lắng.

Không phải mọi lo lắng đều vô lý. Sự lo lắng có thể tạo thành động lực để ta thực hiện một công việc ấn tượng, là tập trung vào những điều hợp lý mà ta quan tâm trong cuộc sống. Thí dụ, lo khi con bạn muốn ra hồ bơi với bạn mà bé nhà bạn chưa biết bơi. Đây là cách bình thường mà sự lo lắng vận hành như một nguồn lực trong cuộc sống, cảnh báo về những điều chúng ta quan tâm.

Giống như một lời nhắc nhở kỹ thuật số trên lịch, sự lo lắng là hệ thống nhắc nhở bẩm sinh của bạn để bảo đảm bạn không quên điều gì đó quan trọng đối với mình. Cho dù đó là vấn đề về thuế, sức khỏe, hay khi có cuộc gọi từ cha mẹ ở xa mà bạn chưa gọi lại, sự lo lắng có thể đóng vai trò như một lời nhắc nhở về những điều quan trọng đáng được chúng ta quan tâm. Đây là sự lo lắng của bạn đang thực hiện công việc của nó: nhắc nhở bạn về điều gì đó bạn quan tâm và cần bạn chú ý.

Lo lắng gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bạn có thể cảm nhận được, nhưng biết có thể đặt sang một bên khi bạn có thời gian giải quyết. Đây là cách hoạt động của sự lo lắng một chiều, nhắc về điều gì đó quan trọng, thúc giục hoàn thành bất cứ điều gì mà chúng ta đang làm để có thể tập trung thực hiện.

Điểm mấu chốt cuối cùng về sự lo lắng lành mạnh là giảm bớt khi bạn tập trung vào tín hiệu và hành động. Lo lắng về thuế không thể giảm đi cho đến khi bạn lo xong thuế má. Sự lo lắng về sức khỏe vẫn tiếp tục cho đến khi bạn gặp được bác sĩ, kết quả xét nghiệm thấy mọi thứ đều ổn. Bạn không cần phải giải quyết vấn đề để xoa dịu nỗi lo lắng. Bạn chỉ cần làm những gì có thể để giải quyết nó. Khi vấn đề được giải quyết, sự lo lắng không còn cần thiết nữa và sự yên tĩnh sẽ ở bên bạn.

Sự lo lắng không có nhiệm vụ làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc, nó được thiết kế để thúc đẩy và hướng đến việc làm những điều chúng ta quan tâm nhất. Giống như một người bạn tận tụy nhưng gai góc, sự lo lắng luôn ở bên cạnh chúng ta, sẵn sàng thuyết phục cho đến khi được quan tâm đến.

Sự lo lắng luôn ở phía sau mọi người, không có gì đáng sợ, chỉ cần bạn nhìn ra và giải quyết.

(theo Your Tango)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: