Sau COVID-19, bệnh lao đang gây chết người nhiều nhất thế giới

Xét nghiệm lao phổi. (minh họa: Unsplash)

Những nỗ lực của toàn cầu chống lại COVID-19, một căn bệnh khác từng là hiểm họa cho sức khỏe loài người đang tái phát: Bệnh lao!

Bệnh lao từng là căn bệnh gây chết người nhiều nhất thế giới khi chưa có vaccine. Mỗi năm có khoảng 1.5 triệu người trên thế giới tử vong vì bệnh lao. Trên AFP, Mel Spigelman, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận về bệnh lao ca ngợi tiến bộ và những thành tựu trong việc kiềm chế đại dịch COVID-19, khi các nhà khoa học cho ra đời vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị trong khoảng thời gian kỷ lục, chỉ hai năm. Nhưng COVID-19 như đám mây che mờ hiểm họa của bệnh lao. Khi số người chết vì COVID-19 giảm dần trên toàn cầu, bệnh lao quay trở lại.

Tỷ lệ tử vong hàng năm cho thấy bệnh lao có thể giết chết hơn 4,100 người mỗi ngày, gấp bốn lần so với số ca tử vong vì COVID-19 ở thời hiện tại. Số liệu mới nhất từ Đại học Johns Hopkin cho thấy mỗi ngày, toàn cầu có cả ngàn ca tử vong do COVID-19.

Bản đồ trên website Đại học Johns Hopkin cho thấy mỗi ngày, toàn cầu có cả ngàn ca tử vong do COVID-19. (ảnh chụp qua website)

Nhưng có vẻ cơn đại dịch khủng khiếp khiến mối quan tâm về bệnh lao, từ cách phòng ngừa đến việc điều trị giảm nhẹ. Trong thời gian phải điều trị bệnh nhân COVID-19, một số cơ sở bị đóng cửa khiến bệnh nhân lao không thể tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết, vì vậy số ca tử vong do lao trong năm 2020 tăng vọt, lần đầu tiên trong một thập kỷ. Tiến sĩ Spigelman gọi đây là sự thụt lùi sau một thời gian tiến bộ rất chậm.

Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ mắc bệnh lao phổi tại Mỹ đã tăng 9.4% trong năm 2021 sau khi giảm gần 20% năm trước đó. Nghiên cứu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thực hiện được đăng tải trên tạp chí Morbidity and Mortality Weekly Report, phân tích các dữ liệu để xác định số lượng và mô tả xu hướng của các trường hợp mắc bệnh lao.

Theo đó, số bệnh nhân lao phổi tăng từ 7,173 ca lên 7,860 ca trong năm 2021. Trong khi giai đoạn 2019 – 2020, số bệnh nhân lao giảm gần 20%. Trước đại dịch COVID-19 bùng phát, tỉ lệ mắc bệnh lao giảm trung bình từ 1 – 2% mỗi năm.

Xét nghiệm phổi của bệnh nhân bị lao. (minh họa: Unsplash)

Sự xáo trộn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ thời gian đại dịch cũng có thể khiến nhiều trường hợp mắc bệnh lao không được thăm khám hoặc không được chẩn đoán. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh lao thành COVID-19 do có cùng triệu chứng hô hấp.

Theo Liên minh phòng trừ bệnh lao (TB Elimination Alliance), một trong những nguyên nhân bệnh lao gia tăng là nhân viên phòng y tế chữa trị lao điều chuyển sang phòng dịch COVID-19; người bệnh vì lo ngại dịch mà không đi khám định kỳ, để khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong do bệnh lao gia tăng trong hơn 10 năm qua. Tác động của đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những tiến bộ của thế giới trong việc giảm thiểu số người tử vong do bệnh lao. Vì tập trung đầu tư tiền của và nhân lực cho COVID-19, cộng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị gia tăng, khiến các nhà tài trợ của cuộc chiến chống bệnh lao phải thắt chặt chi tiêu. Tiến sĩ Spigelman cho rằng vì nhiều người xem lao là “căn bệnh của người nghèo” nên nghĩ rằng chưa đến nỗi cấp thiết, nhưng nếu người giàu trên khắp thế giới cũng mắc bệnh lao, phản ứng sẽ khác.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: