Sự thật tuy mất lòng, nhưng có giá trị

Sự thật tuy khó nghe nhưng thường mang lại lợi ích. (minh họa: -Element5 Digital/Unsplash)

Sự trung thực không phải lúc nào cũng dễ nghe hoặc giải quyết mọi vấn đề, nhưng nó thực sự là cần thiết để xây dựng lòng tin, siết chặt các mối quan hệ.

Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi nói với ai đó sự thật chưa? Cho dù đó là việc phản ánh hành vi tiêu cực của một người, hay nỗi e ngại làm phật lòng người khác khiến cho sự thật trở thành một điều cấm kỵ.

Trong một bài viết gần đây, trang Medium để cập về việc nhắc nhở người khác rằng họ quên kéo khóa quần. Tác giả đã thành công trong việc mô tả sự khó xử trong tình huống này, đặc biệt là giữa một đám đông. Mặc dù lời nhắc nhở này mang ý tốt, mọi người thường giả vờ làm lơ vì sợ người đó xấu hổ.

Miễn cưỡng nói ra sự thật cũng thường xảy ra trong các mối quan hệ xung quanh. Ví dụ, khi người bạn thân của mình đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh, việc bày tỏ mối quan tâm mà không mang vẻ phán xét hoặc chỉ trích là một thách thức lớn. Tương tự như khi một đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả hoặc phạm sai lầm, với vai trò là đồng nghiệp, rất khó để cho họ biết được vấn đề mà không tạo ra căng thẳng hoặc xích mích.

Trong một ví dụ khác, một người đàn ông phải đương đầu với cân nặng của mình trong nhiều năm, nhưng quá xấu hổ khi thảo luận vấn đề này của mình với vợ. Cuối cùng khi cô ấy bày tỏ mối quan tâm của mình với anh ấy, thậm chí ban đầu anh cảm thấy e dè và bị tổn thương. Tuy nhiên cuối cùng anh cũng đã nhận ra rằng sự trung thực của vợ mình xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm và kết quả là anh đã sống khỏe mạnh hơn bằng cách tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.

Mặc dù lời nhắc nhở mang ý tốt, mọi người thường giả vờ làm lơ vì sợ người nghe xấu hổ. (minh họa: Christina Langford-Miller/Unsplash)

Tuy nhiên, việc cân bằng giữa sự trung thực và lòng trắc ẩn là rất quan trọng. Thực tế là sự thật tuy khó nghe nhưng thường mang lại lợi ích. Đó không phải là chỉ trích, mà là thể hiện sự quan tâm thực sự và giúp đỡ.

Ngược lại với sự thật, những lời nói dối là một sự thôi thúc tự nhiên bắt nguồn từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Chúng ta đã được học từ bé rằng sự trung thực không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tích cực, chẳng hạn như việc bị phạt ngay cả sau khi phải nói ra sự thật. Ngoài ra, còn có những người nói dối mà vẫn thành công hoặc được thưởng, khiến cho giá trị của sự trung thực bị lu mờ.

Những trải nghiệm này đưa ra nhiều khái niệm cho sự trung thực, khiến cho thói quen nói dối ngay cả khi điều đó không mang lại lợi ích gì được hình thành. Ví dụ như việc nói dối để tránh gặp rắc rối, mặc dù sự thật cuối cùng sẽ lộ ra và sau đó là uy tín bị tổn hại. Nhiều người cũng nói dối trong các mối quan hệ cá nhân để tránh xung đột hoặc làm tổn thương cảm xúc của người khác.

Nói dối sẽ làm mất lòng tin, huỷ hoại các mối quan hệ và hậu quả lâu dài vượt xa lợi ích nhỏ nhoi của lời nói dối ban đầu.

Sự trung thực không phải lúc nào cũng dễ nghe hoặc giải quyết mọi vấn đề, nhưng nó thực sự là cần thiết để xây dựng lòng tin, siết chặt các mối quan hệ và mang lại cho người nói thật cuộc sống viên mãn. Bằng cách chấp nhận sự thật, trung thực với bản thân và mọi người, chúng ta có thể vun đắp những mối quan hệ sâu sắc hơn, vượt qua thử thách và đạt được thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Việc nói ra sự thật cần có sự can đảm và nó thường đi kèm với cảm giác do dự hoặc không thoải mái. Tuy nhiên, ai cũng có khả năng tác động tích cực đến cuộc sống những người mà họ quan tâm bằng cách chia sẻ những ý kiến và suy nghĩ dựa trên sự thật. Bằng cách tiếp cận những cuộc trò chuyện này một cách tử tế cùng với sự đồng cảm, ai cũng có thể xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, trung thực hơn, cả với người lạ và những người thân thiết.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: