BioNTech hướng tới việc thử nghiệm trên người vaccine trị ung thư công nghệ mRNA

Vaccine mRNA của BioNTech đã cho thấy chúng có tác dụng thu nhỏ khối u trong quá trình thử nghiệm trên loài chuột. Đây có thể là bước tiến lớn và là hy vọng của những bệnh nhân ung thư.
(ảnh: Mat Napo/Unsplash)

BioNTech đã chứng minh cho thế giới thấy công nghệ mRNA hiệu quả với vaccine chống COVID-19 của họ. Hãng dược này tiếp tục kỳ vọng công nghệ mRNA sẽ là chìa khoá trong việc tìm ra phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư với những loại vaccine mRNA mới. Hiện tại, có 11 loại vaccine trị ung thư được đang BioNTech phát triển, đáng chú ý nhất trong số đó chính là vaccine BNT131 với tên mã SAR441000.

Vaccine mRNA đang chứng minh được sự hiệu quả của mình (ảnh: Spencer Davis/Unsplash)

Tương tự như vaccine chống COVID-19, BNT131 cũng sử dụng công nghệ mRNA như một thông điệp di truyền được đưa vào tế bào trong cơ thể để chúng tạo ra một loại protein nào đó. Trong trường hợp của BNT131, vaccine mRNA được thiết kế để các tế bào tạo ra một loại protein được gọi là cytokine, được biết đến với chức năng chống lại các khối u.

Thực tế, cytokine vẫn được các tế bào tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể. Việc bổ sung thêm protein này ở các vị trí xuất hiện khối u bằng phương pháp tiêm có thể giúp co nhỏ khối u và thậm chí là tiêu diệt hoàn toàn chúng, theo những nghiên cứu lâm sàng trước đó.

Song, mọi việc không hẳn đơn giản đến như thế. Không phải chỉ tiêm cytokine vào những khu vực có khối u là có thể chống lại thành công căn bệnh ung thư. Thực tế thì cytokine là một loại protein có thời gian bán rã rất ngắn. Chúng phân rã rất nhanh trong cơ thể để ngăn chặn các độc tính, và do đó phương pháp này yêu cầu phải tìm cách để bổ sung cytokine liên tục trong quá trình điều trị. Đó là còn chưa kể, việc đưa cytokine quá nhiều vào trong cơ thể có thể bệnh nhân thể khiến họ gặp phải rất nhiều tác dụng phụ, dẫn đến việc điều trị phải bị tạm dừng. Có thể hình dung giống như phương pháp xạ trị hay hoá trị hiện nay, khi chúng cũng để lại những phản ứng phụ rất hại đến sức khoẻ bệnh nhân.

(minh hoạ:
National Cancer Institute/Unsplash)

Vậy, thay vì đưa cytokine vào cơ thể, các nhà khoa học muốn đưa mRNA vào tế bào để kích thích trực tiếp sản sinh ra cytokine trong cơ thể. Thực tế ban đầu, họ thử nghiệm vaccine bằng cách sử dụng các vector virus. Tuy nhiên phương pháp này có thể khiến cơ thể nảy sinh ra nhiều vấn đề di truyền và làm nhiễu loạn hệ thống miễn dịch không mong muốn. Do đó, mRNA hiện tại được xem như là phương pháp an toàn nhất để kích thích cơ thể sản sinh ra cytokine ở các vị trí mong muốn, đồng thời cũng tránh được việc “quá tải” loại protein này.

mRNA khi được đưa vào các tế bào khối u sẽ giúp kích thích sản sinh ra một lượng lớn cytokine đủ để chống lại tốc độ sinh sản quá mức của các tế bào ung thư. BioNTech đã hợp tác với hãng dược Sinofi để thử nghiệm phương pháp trị liệu mRNA này trên chuột. Kết quả cho thấy, 17 trong tổng số 20 con chuột được thí nghiệm đã tự sản sinh được cytokine trong cơ thể, đủ để tiêu diệt toàn bộ khối u của căn bệnh ung thư tế bào hắc tố trong vòng 40 ngày.

Sau đó, họ tiếp tục thử nghiệm với những con chuột bị mắc ung thư phổi và ung thư tế bào hắc tố cùng một lúc. Kết quả cũng cho thấy mặc dù vaccine không thể giúp chúng khỏi bệnh hoàn toàn như thử nghiệm trước, nhưng vaccine cũng đã thành công trong việc thu nhỏ khối u tế bào ung thư hắc tố, đồng thời chúng cũng ức chế sự phát triển của ung thư phổi. Những thí nghiệm này đã cho thấy liệu pháp mRNA có thể sẽ là một phương pháp mạnh mẽ để chống lại các khối u mục tiêu, đồng thời cũng ức chế được các khối u thứ cấp và hạn chế di căn.

Bên cạnh những hiệu quả rõ rệt, các nhà khoa học còn nhận thấy rằng những chú chuột được thử nghiệm đều không có bất kỳ tác dụng phụ nào quan sát được. Với sự thành công bước đầu này, BioNTech đang muốn chuyển nhanh đến bước thử nghiệm trên người. Hiện tại, đã có ít nhất 17 bệnh nhân trong số 231 tình nguyện viên tham gia vào dự án nghiên cứu đã được tiêm vaccine BNT131.

Tất cả 17 bệnh nhân trên đều không gặp phải tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Đáng vui hơn là, một số người đã bắt đầu cho thấy hiện tượng khối u bị tiêu diệt khi tế bào miễn dịch xâm nhập được vào tổ chức di căn. Sẽ cần nhiều thời gian và công sức hơn để đánh giá chính xác về liệu pháp trị ung thư mRNA này. Tuy nhiên, thành công bước đầu của BNT131 được xem là một tia hy vọng cho những ai đang phải sống chung với căn bệnh quái ác này.

Đọc thêm: Ung thư là gì mà ai cũng sợ?

Tham khảo: ifscience.com

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chạy bộ
Chạy bộ được ưa chuộng nhất vì chạy thì có ai mà không biết, không cần học cũng biết… chạy trong khi các món khác phải đi tầm sư học…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: