Khi bác sĩ còn yếu hơn bệnh nhân  

Minh họa:Annie Spratt/Unsplash

Ngành y tế tại các nước tiên tiến đang báo động về vấn nạn thầy thuốc có khi còn yếu hơn bệnh nhân. Trong quan hệ bác sĩ và bệnh nhân có một cuộc khảo sát khá thú vị mang tên: Giữa bác sĩ và bệnh nhân, ai khỏe hơn ai?

Bác sĩ “né” bệnh nhân vì… tệ hơn bệnh nhân

Người ta thường nghĩ là bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân phải khỏe hơn bệnh nhân. Nhưng thực tế không phải như vậy. Thậm chí có người còn yếu hơn bệnh nhân. Có bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc nhưng chính họ lại hút thuốc như điên. Có bác sĩ chơi cả ma túy, ăn uống cực kỳ bừa bãi, và không đủ ý chí để kiểm soát trọng lượng của mình. Ngược lại có bác sĩ kiêng cử đến phát bịnh, bị ám ảnh bởi nhiều thứ có hại cho sức khỏe và truyền “cảm hứng” này cho cả bệnh nhân, đẩy bệnh nhân vào thế… suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Có bác sĩ lạm dụng thực phẩm chức năng đến nỗi nhìn bệnh gì cũng thấy thiếu “chức năng”, từ ung thư đến tim mạch! Đã là bác sĩ khám chữa bệnh cho người khác thì phải có đủ kiến thức và phương tiện để giữ sức khỏe hơn bệnh nhân của mình. Vì nếu bác sĩ không có thể lực và vóc dáng tương đối thì sẽ khó lòng đạt được sự tin cậy cao ở bệnh nhân, vì làm sao mà một người không biết cách tự chăm lo sức khỏe bản thân lại có thể chăm lo cho người khác! Thực tế cho thấy các bác sĩ không được khỏe mạnh và săn chắc luôn cảm thấy thiếu tự tin trước bệnh nhân.

Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học Johns Hopkins, người ta phát hiện ra các bác sĩ thường tránh nói với bệnh nhân về nguy cơ của cân nặng nếu chính họ đang bị béo phì. 93% bác sĩ chăm sóc ban đầu tại Mỹ thừa nhận họ chỉ quan tâm đến chẩn đoán béo phì nếu trọng lượng của họ… nhẹ hơn bệnh nhân. Còn nếu béo hơn, họ sẽ lảng tránh. Dù bệnh nhân luôn quan tâm đến những lời khuyên của bác sĩ về trọng lượng, nhưng đứng trước một bác sĩ quá béo họ cảm thấy không tin tưởng lắm về lời khuyên.

Làm sao một bệnh nhân có thể “tâm phục khẩu phục” bác sĩ khi trong túi ông ta luôn thủ một bao thuốc lá? Nhưng để tránh đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm, cả hai thường giữ kín suy nghĩ trong đầu về đối tượng, dù thâm tâm không phục. Dĩ nhiên, sự lễ độ này không hề có lợi cho việc kéo giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. “Nếu chất lượng khám chữa bệnh của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi cân nặng của họ thì trọng lượng của bác sĩ phải được xem là “vấn đề chính” trong các chính sách quốc gia tăng cường chất lượng khám chữa bệnh.

Vì kết quả khám chữa bệnh sẽ bị méo mó nếu người khám bệnh cho bệnh nhân lại… cân nặng hơn người bệnh của mình” – một chuyên viên tâm lý nhận định. Bác sĩ béo phì có thể do lười tập luyện; có thể bị mắc bệnh tim hay tiểu đường; có thể đang bị trầm cảm do thất vọng vì… không thể giảm trọng. Cũng có thể là do không tiết chế nổi niềm đam mê ăn uống. Một câu hỏi nữa được đặt ra là nếu so sánh giữa bác sĩ và bệnh nhân béo phì thì tỉ lệ mắc bệnh vì trọng lượng, ai cao hơn ai?

“Tin tức tốt” là các bác sĩ rất giỏi trong việc tránh khỏi các nguy cơ do trọng lượng của họ. So sánh với người bình thường, họ gần như không hút thuốc, hiếm khi say xỉn và thoát được nhiều căn bệnh kinh niên liên quan đến béo phì, vốn là gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế nhiều nước. Kết luận này rút ra từ dữ liệu thống kê trong 10 năm có tên Physicians’ Health Study II (PHS-II) liên quan đến 14,000 nam bác sĩ Mỹ ở độ tuổi trung niên.

Nhưng tin tức xấu là các bác sĩ có vấn đề về sức khỏe như trầm cảm, huyết áp cao, cholesterol cao lại có tỉ lệ tự sát lớn hơn mức trung bình cả nước. Có điều là do họ luôn bận rộn nên triệu chứng bệnh ít lộ ra ngoài hay bị nhầm lẫn là do “quá tải”. Thật khó khẳng định là những căn bệnh trên đến từ áp lực công việc đặc thù của nghề thầy thuốc, nhưng những nghiên cứu khác cho thấy, ngay từ lúc còn đi học, các sinh viên trường y cũng có tỉ lệ trầm cảm cao hơn các sinh viên trường khác. Có lẽ là do học tập quá căng thẳng. Giữa các bác sĩ nam và nữ không có sự khác biệt. Chỉ có sự khác biệt giữa bác sĩ nói chung và người bình thường, dù đa phần là giống nhau.

Bệnh nào bác sĩ tệ hơn người thường?

– Béo phì. Định nghĩa tại bệnh viện, người béo phì là người có Chỉ số Trọng lượng Cơ thể (Body Mass Index-BMI) bằng 30 hay lớn hơn. Chỉ có 11% bác sĩ nam bị béo phì, thấp hơn nhiều so với 1/3 dân số Mỹ. Trong khi đó, 41% bác sĩ có mức BMI bình thường hay thấp hơn 25, cao hơn 11% của dân số tuổi trung niên Mỹ. Nhưng bác sĩ không béo không có nghĩa là họ… mảnh khảnh. Ở tuổi trung niên, 47% nam bác sĩ cân nặng quá mức cho phép, cao hơn đàn ông Mỹ đến 3.5%.

– Tập thể dục. Người dân Mỹ nói chung tập thể dục nhiều hơn bác sĩ. Cuộc khảo sát mới nhất của Viện thăm dò Gallup theo đơn đặt hàng của cơ quan y tế Healthways cho thấy có trên 68% người Mỹ tập thể dục ít nhất môt lần một tuần, cao hơn 60% của các thầy thuốc. 31% người Mỹ và 38% bác sĩ thú nhận họ không hề tập thể dục so trong cuộc thăm dò của PHS-II.

– Ăn kiêng. Chỉ có hai dữ liệu về trái cây và rau quả trong ăn kiêng là được theo dõi. Bất chấp những chính sách khuyến khích ăn kiêng tiến bộ của một số bang ở Mỹ, chỉ có 26% người Mỹ ăn năm “khẩu phần” (serving) rau mỗi ngày. 14% ăn từ 3-5 khẩu phần trái cây. Điều đó có nghĩa là 86% người Mỹ bỏ qua món rau và trái cây hàng ngày.  Các bác sĩ nữ cũng chẳng khá hơn, khi chỉ có 15% cho biết họ dùng 5 hay hơn khẩu phần trái cây và rau hàng ngày.

– Hút thuốc lá. Hơn phân nửa bác sĩ nam cho biết họ không bao giờ hút thuốc lá. 40% thú nhận có hút thuốc nhưng đã bỏ. Chỉ có 4% hút thường xuyên. Con số này thấp so với 23% dân số Mỹ từ 45-64 tuổi có hút thuốc. Họ thuộc thế hệ có nhiều người hút thuốc khi trưởng thành. Nhưng số người hưu trí Mỹ hút thuốc chỉ còn 19.3%.

– Huyết áp. 42% bác sĩ tham gia cuộc khảo sát PHS-II bị huyết áp cao. Trái lại, trong dân số Mỹ từ 40-59 tuổi chỉ có 1/3 bị chứng bệnh tương tự. Trong số nam giới trên 18 tuổi, tỉ lệ bị cao huyết áp hiện nay là trên 30% so với 26% của năm 1999.

– Mức cholesterol. Năm 1999, ¼ dân số Mỹ tuổi trung niên có cholesterol cao trong máu. Con số này thấp so với 35% của giới thầy thuốc cùng độ tuổi. Nay tỉ lệ này chỉ cỏn 17% ở giới trung niên Mỹ và 12% cho toàn dân số.

– Tiểu đường. Các bác sĩ nam có tỉ lệ mắc tiểu đường thấp hơn dân số tính chung. Chỉ khoảng 6% so với 14% ở đàn ông Mỹ từ 45-64 tuổi và 12% ở đàn ông trên 20 tuổi.

– Bệnh tim. Theo số liệu năm 1997 của PHS-II, 95% bác sĩ không bị bệnh tim. Chỉ có 5% có lịch sử bệnh cơ tim và từng lên cơn đau tim hay đột quị nhẹ. So sánh với toàn dân số, 12% đàn ông Mỹ bị một dạng đau tim nào đó trong năm 2014. Cũng không có khác biệt nam nữ về bệnh tim ở độ tuổi 45-64.

– Trầm cảm. Dữ liệu về bác sĩ nữ có sẵn hơn bác sĩ nam về triệu chứng này. Ước tính có khoảng 20% nữ bác sĩ từng bị trầm cảm và khoảng 1.5% từng nghĩ đến tự tử. Trong khi tính chung phụ nữ Mỹ, có 3.5% thừa nhận từng bị trầm cảm trong năm 2014. Khoảng 2.3% cho biết có lúc họ rất tuyệt vọng. 2% thấy mình không đáng sống và 6% than thở là những gì họ làm trong cuộc đời này đều là vô bổ.

– Nguyên nhân tử vong. Tất cả vấn đề liên quan đến sức khỏe nói ở trên đều có thể dẫn đến tử vong. Những cái gì đã thật sự cướp đi mạng sống của các bác sĩ? Họ cũng giống như chúng ta. 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ được áp dụng cho cả bác sĩ lẫn người thường. Nhưng so sánh với phần còn lại của dân số, các bác sĩ chết vì bệnh tim mạch thấp hơn một chút, bị cúm còn ít hơn nhiều. Các bác sĩ cũng hiếm khi tự tử vì trầm cảm như dân số còn lại.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: