Muốn diet, phải nằm lòng câu “you are what you eat” đi đã!

Minh họa: Unsplash

Có tới 99% phương pháp Diet hiện có trên thị trường đều dẫn đến thành công… ngắn hạn, từ 3-4 ngày đến vài tháng là nhiều, và rồi đâu lại hoàn đấy. Mập trở lại Mập và thường thì Mập hơn, Nặng Cân hơn hồi trước khi bắt đầu Diet. Bởi tự ngay trong đầu óc của “nạn nhân” hai chữ Diet luôn mang tính cách o ép và tra tấn bản thân trong “chế độ ăn uống”, phải ăn ít đi hoặc bỏ bữa ăn hoặc tự bắt mình phải nhịn đói trong đau đớn và dằn vặt, từ thể xác tới tâm hồn vì lúc nào cũng mơ tưởng đến ăn. Ngay tự chính những phương cách giảm cân đó, đã sai từ trong trứng nước, nên sự thành công về lâu về dài là chuyện gần như không thể.

Minh họa: Unsplash

Phương pháp Diet cho mỗi người, cho mỗi cơ thể khác biệt, trước tiên hết phải đặt trên nền tảng của sự Lâu Dài. Có như thế, các bạn mới có hi vọng thành công và Không Phải Năm Nào Cũng Tái Lập Lại Lời Thề Diet vào những ngày đầu năm. Nói cho ngắn gọn thì phương pháp Diet thành công nhất, phải là Phương Pháp Thay Đổi Những Gì Chúng Ta Ăn Uống Hàng NgàyThay Đổi Cách Ăn Uống Lành Mạnh. Tất cả đều là Thói Quen.

TRÁNH CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĐỘC HẠI:

Có tới 37% dân Mỹ mắc bệnh béo phì (obese – quá mập) và khoảng 33% dân Mỹ mắc bệnh mập (overweight – nặng cân hơn tiêu chuẩn), hai cái cộng lại nó lên đến 70% dân số. Bên cạnh đó, có tới 17% trẻ vị thành niên ở Mỹ mắc bệnh béo phì (obese), con số đó chiếm khoảng gần 13 triệu em. Tình trạng mắc bệnh béo phì bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn chục năm qua, ở một đất nước mà người ta luôn nghĩ tới những con người có thân hình mảnh khảnh, như cái đồng hồ cát, với vòng eo 58 như cô em người mẫu Ngọc Trinh, và có thể lực bền bỉ, dẻo dai hoạt động suốt ngày. Thế nhưng không phải vậy, hiện nay, từ thành thị đến thôn quê trên đất nước, người ta có thể thấy hình ảnh những em bé ú nu ú núc, những người phụ nữ to béo đẫy đà, những ông ục à ục ịch với cái bụng to như bụng ông Địa là chuyện khá bình thường.

Minh họa: Unsplash

Có hàng trăm cuộc nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các loại thực phẩm độc hại được chế biến và sản xuất theo dạng công nghiệp hàng loạt, sẵn sàng phục vụ người tiêu thụ trong cấp kỳ, được giới y khoa xếp vào hạng thực phẩm độc hại mang cái tên “processed foods”, mà ngày nay được dân chúng trên thế giới tiêu thụ với số lượng khủng khiếp, từ nhà hàng đến quán ăn nhanh, từ những ngôi chợ nhỏ đến hệ thống siêu thị to, ở đâu cũng có và chúng luôn nằm trong những bao bì và hộp đựng rất bắt mắt người tiêu thụ. Qua những quảng cáo mụ mị và bố láo, chúng còn được biết đến như những loại thực phẩm “healthy”. Chưa nói đến sự độc hại gây ra cho cơ thể người tiêu thụ, chúng còn là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì mà các chuyên gia y khoa lớn tiếng báo động trong thời gian hơn hai thập niên qua:

– Cereals cho bữa điểm tâm (breakfast cereals). Qua quảng cáo, có tới 80% dân Mỹ tin rằng các loại cereals bán trên thị trường rất tốt cho sức khỏe, nhất là cho các bé. Điều này hoàn toàn sai, vì hầu hết cereals đều chứa những chất tinh bột đã được chế biến, cộng thêm lượng đường (sugar) rất lớn và các thứ chất bảo quản.

– Các loại cheese.

– Các loại đồ ăn nhẹ kèm ở giữa các bữa ăn chính (snacks) như: các loại chips, popcorn, cookies, kẹo, bánh mì, bánh ngọt và ngay cả các loại tưởng chừng như rất “healthy” như granola, oat bars và kẹo trái cây dẻo cho trẻ em…

– Các loại thịt cá đã được chế biến như: ham, bacon, salami, paté…

– Các loại thực phẩm đông lạnh đã được chế biến sẵn, chỉ cần hâm nóng lại trước khi ăn, trong đó mì gói là một thứ thực phẩm được chế biến sẵn, độc hại đứng đầu bảng mà đa số người Việt mình ưa chuộng, nhất là trẻ em và giới trẻ.

– Đa số các loại đồ hộp.

– Bơ (butter), margarine, và ngay cả ketchup …

Minh họa: Unsplash

Ít ai để ý để thấy rằng, các loại thực phẩm được chế biến sẵn này bắt đầu xuất hiện một cách… rụt rè vào khoảng hơn bốn thập niên trước đây ở Mỹ. Nhưng chỉ trong vòng hơn hai thập niên qua, tính từ năm 2000 đến nay, càng ngày chúng càng được bày bán và tiêu thụ nhiều hơn, nhiều đến độ chúng chiếm hữu hơn 2/3 diện tích mặt bằng ở các siêu thị Mỹ và ở hầu như tất cả các nước trên thế giới (ở Việt Nam cũng vậy). Ta có thể thấy các dạng thực phẩm “ăn liền” này nằm từ đồ khô, đồ để tủ lạnh ăn trong vài ngày, cho tới đồ để sẵn trong tủ đá có thể giữ được “độ tươi – fresh” cả năm.

Các loại thực phẩm độc hại này càng ngày càng chiếm dần vị trí các chiếc xe đẩy mua hàng trong siêu thị. Nếu để ý, bạn sẽ thấy đa số người dân Mỹ đẩy những chiếc xe đầy ắp các thứ thực phẩm chế biến sẵn độc hại này, từ đồ khô đến đồ để tủ lạnh, tủ đá, sẵn sàng được mang ra hâm nóng lại, ăn cho cả tuần. Những loại thực phẩm này vô cùng thích hợp cho những ai lười nấu nướng, hoặc “quá bận rộn tám”, hoặc thích ngồi lỳ hàng giờ trước computer hay tivi.

Bên cạnh các chất béo, các chất bảo quản và các loại “phụ gia” mà những chuyên gia về thực phẩm đã khổ công chế biến khiến cho những loại thực phẩm độc hại này Ăn Rất Ngon Miệng. Tuy nhiên, chúng hầu như không có giá trị dinh dưỡng nào đáng kể, lại chứa đầy muối và hóa chất, rất có hại cho sức khỏe và gây ra bệnh béo phì. Cứ đọc những hàng chữ dài ngoằng và chi chít những cái “tên khoa học” trong cái bảng nguyên liệu làm thành sản phẩm là đủ hãi rồi.

Tuy vậy, loại thức ăn độc hại nhất, phải kể đến là các thứ thức uống, các loại nước ngọt giải khát như: các loại soda, nước “tăng lực”, các loại cà phê, các loại trà có đường đóng chai, đóng lon; và không thể thiếu, nếu không nói đến các loại nước trái cây, đọc kỹ, ta sẽ chỉ thấy lượng “trái cây vắt thực sự rất ít”, phần còn lại cũng chỉ là hóa chất và đường. Những loại soda và nước “tăng lực” chứa toàn đường (trung bình khoảng 40gr đường cho mỗi lon nước ngọt) và các loại hóa chất, chưa kể đến lượng cafein có thể giúp một con gà thức banh mắt vài ngày đêm, gáy ò ó o không ngưng nghỉ là chuyện bình thường.

Thế nhưng, khi nói đến lượng ĐƯỜNG trong các thứ nước giải khát này, ít ai để ý rằng, chúng không phải là các loại đường mía hoặc đường lấy ra từ thực vật mà là loại đường hóa chất có hại đến sức khỏe và gây tăng cân ở người tiêu thụ, mang tên “High Fructose Corn Syrup” chẳng biết tiếng Việt dịch ra sao. Đây là loại hóa chất gây nghiện và có khả năng biến đổi cách mà cơ thể con người đốt nhiên liệu qua các hoạt động hàng ngày. High Fructose Corn Syrup được giới y khoa biết đến như một ác mộng xảy ra cho sức khỏe con người. Chúng núp khắp nơi, dưới nhiều dạng và có mặt ở 90% thực phẩm người Mỹ tiêu thụ hàng ngày. Khi đi chợ, bạn thử đọc ở hầu hết các mặt hàng sản xuất sẵn, sẽ thấy sự đóng góp của loại hóa chất này.

* Bạn có biết, lượng đường và cà phê trong một ly “Boba Milk Tea – Trà Sữa Boba” nhiều cỡ nào không?

* Bạn có biết, lượng đường, lượng cà phê và các thứ hóa chất trong một lon “Energy Drink – Nước Tăng Lực” nhiều cỡ nào không?

* Bạn có biết, tại sao Trà Sữa Boba và Nước Tăng Lực lại khiến bạn ghiền chúng đến thế không? Có cô còn phán: “Người yêu bỏ được nhưng Trà Sữa Boba thì không”.

Nếu biết, chắc chắn các bạn không chỉ vì Diet mà còn vì sức khỏe bản thân và sẽ không bao giờ dám nghĩ đến chuyện “Ôi, thèm một ly Trà Sữa Boba”, “Ôi, thèm một lon Nước Tăng Lực”…

Như vậy, TRƯỚC TIÊN, PHẢI BỎ CÁC THỨ THỰC PHẨM NÀY CÁI ĐÃ, RỒI HẴNG BÀN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢM CÂN NÀO THÀNH CÔNG 100%.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: