Muốn sống lâu, hãy tăng cường lực nắm bàn tay

Minh họa: Pexels

Lực nắm bàn tay có thể báo hiệu chúng ta đang già nhanh như thế nào. Vì vậy, hãy kiểm tra lực nắm của bạn.

“Lực nắm bàn tay” là như thế nào?

Sức mạnh nắm chặt có liên quan đáng kể đến tỷ lệ tử vong ở con người, thậm chí có thể là chỉ số tốt hơn huyết áp để dự báo tuổi thọ. Một nghiên cứu mới trên cả phụ nữ và nam giới cho thấy những người có lực nắm tay tương đối yếu là “tin xấu” đáng tin cậy về chất lượng và sức mạnh tổng thể của cơ bắp, báo hiệu mã di truyền DNA của họ đang lão hóa nhanh. Gene của họ dường như già đi nhanh hơn gene của những người có lực năm mạnh hơn.

Nghiên cứu, dù ở giai đoạn sơ khai, vẫn đưa ra gợi ý: Hãy đến phòng tập thể dục hoặc thực hiện vài động tác chống đẩy ở nhà để giúp chúng ta quay ngược thời gian và làm cho các tế bào cũng như cơ thể trẻ trung hơn về mặt sinh học, bất kể độ tuổi. Vậy tại sao lực nắm lại quan trọng đối với tuổi thọ?

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy sức mạnh cầm nắm rất quan trọng đối với sức khoẻ. Những người nâng tạ thường xuyên ít có nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp và nhiều bệnh mãn tính khác hơn so với những người không tập luyện để tăng sức mạnh của cơ bắp. Lực nắm cũng có thể là dự báo chúng ta sẽ sống được bao lâu.

Trong một nghiên cứu năm 2015 về các chỉ số tuổi thọ tốt nhất trên gần 140,000 người trưởng thành ở các quốc gia có thu nhập từ cao đến thấp, lực nắm bàn tay yếu có liên quan lớn đến tỷ lệ tử vong và là dự đoán rủi ro tử vong sớm tốt hơn số đo huyết áp (cao huyết áp thường được xem là một trong những nguy cơ tử vong sớm). “Sức mạnh nắm tay tưởng là đơn giản nhưng lại khá mạnh mẽ để dự đoán tình trạng khuyết tật, bệnh tật và tử vong trong tương lai – các tác giả nghiên cứu kết luận – Nó không chỉ đúng với người lớn tuổi mà còn ở cả người trung niên và thanh niên”.

Minh họa: Pexels

Vấn đề nằm ở “tuổi biểu sinh”

Tuy nhiên, làm thế nào một cái nắm tay chắc chắn hôm nay lại có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khoẻ trong tương lai? Mark Peterson, phó giáo sư về y học vật lý và phục hồi chức năng tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, người đứng đầu nghiên cứu mới cho biết:

“Sức mạnh nắm tay thường được xem là dấu hiệu sinh học của quá trình lão hóa. Nhưng giải thích sinh học tại sao nó lại lại dự đoán được sự tích cực và tiêu cực trong quá trình lão hóa thì chưa thực sự rõ ràng”.

Tiến sĩ Peterson và các đồng nghiệp của ông suy đoán: Chính “tuổi biểu sinh” (epigenetic age) là câu trả lời. Vậy tuổi biểu sinh là gì? Di truyền biểu sinh liên quan đến những thay đổi về số lượng và hoạt động của một số phân tử nhỏ (như động vật thân mềm-mollusk) gắn vào mặt ngoài của gen và ảnh hưởng đến cách thức, thời điểm gen hoạt động. Những thay đổi biểu sinh xảy ra để đáp ứng với chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, nhưng cũng ảnh hưởng đến DNA và sức khỏe.

Khoa học gần đây cho thấy biểu sinh cũng có thể báo hiệu chúng ta đang già nhanh thế nào. Cách nay khoảng một thập niên, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phân tích bộ dữ liệu khổng lồ về bộ gen biểu sinh (epigenome) của con người (duy nhất đối với mỗi người) và sử dụng dữ liệu đó để phát triển cái gọi là “đồng hồ biểu sinh” (epigenetic clock) ước tính tuổi sinh học – dẫn lại từ: The Washington Post.

Tất nhiên, tuổi theo thời gian là trên giấy khai sinh của chúng ta, còn tuổi sinh học (biological age) cho biết tuổi chức năng (functional age), sức khỏe của tế bào và cơ thể. Hai con số có thể khác nhau đáng kể. Đồng hồ biểu sinh sử dụng các thuật toán để đánh giá tuổi sinh học, dựa vào các kiểu phân tử khác nhau bám trên gen. Nếu đồng hồ cho thấy tuổi biểu sinh vượt quá tuổi thật thì bạn đang già đi nhanh hơn bình thường. Nói rõ hơn là bạn đang tiến đến sự yếu đuối và cái chết với tốc độ nhanh hơn so với những người cùng thời khác.

Minh họa: Pexels

Mối quan hệ giữa sức mạnh cầm nắm và lão hóa

Peterson và các đồng nghiệp bắt đầu thu thập dữ liệu của 1,275 người đang tham gia một nghiên cứu về lão hóa (không chỉ lấy máu phân tích mà còn sử dụng một thiết bị có thể bóp được gọi là lực kế tay để đo lực nắm). Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định tuổi biểu sinh gần đúng của mọi người từ các tế bào máu của họ bằng cách dùng ba loại đồng hồ biểu sinh khác nhau (nhiều phòng thí nghiệm phát triển đồng hồ biểu sinh của riêng họ nên có khác nhau đôi chút).

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét dữ liệu tử vong của các đối tượng trong 10 năm từ khi bắt đầu nghiên cứu. Cuối cùng, đối chiếu dữ liệu thu thập được với lực nắm của mỗi người, họ phát hiện sức nắm của một người càng yếu thì tuổi biểu sinh của người đó càng cao. DNA cũng già hơn so với DNA của những người khỏe mạnh cùng thời. Khả năng dễ bị bệnh và tử vong sớm cũng cao hơn.

Guillaume Paré, giáo sư và giám đốc Phòng thí nghiệm Dịch tễ học Di truyền và Phân tử (Genetic and Molecular Epidemiology Laboratory) thuộc Đại học McMaster ở Hamilton (Ontario, Canada) cho biết: “Nhìn chung, nghiên cứu này hỗ trợ thêm cho mối liên hệ giữa tuổi biểu sinh với sự yếu ớt (Paré có nghiên cứu biểu sinh nhưng không có trong nhóm nghiên cứu mới).

Điều không thể phủ nhận, sức mạnh hay sự yếu đuối cơ bắp có thể ảnh hưởng đến bộ gen biểu sinh và trong quá trình đó, chúng ta sẽ già đi nhanh và khỏe mạnh như thế nào”. Nếu bạn quan tâm đến lực nắm của mình, nhiều phòng tập thể dục có sẵn máy đo lực tay để kiểm tra lực nắm. Kiểm tra xong bạn có thể tra cứu các phép đo lực nắm tay điển hình theo độ tuổi và giới tính.

Các số đo cho thấy một người đàn ông 40 tuổi nặng 198 pound thường có lực nắm tay khoảng 103 pound (47 kg), trong khi một phụ nữ cùng tuổi nặng 167 pound có lực nắm khoảng 66 pound (30 kg). Nếu kết quả cho thấy lực nắm của bạn yếu, thì bạn không chỉ cần tăng sức mạnh cho bàn tay mà còn cần củng cố sức mạnh cho toàn cơ thể. Trên thực tế, hầu hết chúng ta không cần phân tích lực nắm chính xác để xem việc rèn luyện sức mạnh có thể mang lại lợi ích gì.

Vì vậy, hãy giữ một quả tạ ở bàn làm việc và thử tập một số bài tập thể hình để thay đổi tuổi của bộ gen biểu sinh cũng như cơ bắp của bắp tay.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: