“Nào có khó gì việc đánh răng” nhưng vẫn dễ mắc sai lầm

Minh họa: Unsplash

Mỗi người, ai cũng có ít nhất hai lần đánh răng trong ngày. Chuyện dễ như ăn cơm, nhưng nếu đánh răng không đúng cách, bạn sẽ bị các bệnh về răng miệng.

Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019 ước tính, các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến gần 3.5 tỉ người trên toàn thế giới, trong đó sâu răng vĩnh viễn là tình trạng phổ biến nhất với khoảng 2 tỉ trường hợp. Nếu bạn muốn nằm ngoài những tỉ tỉ người bị bệnh về răng miệng, hãy tránh những sai lầm dưới đây:

Đánh răng ngay sau khi ăn

Không nên chỉ đánh răng một lần vào buổi sáng, hay trước khi đi ngủ, mà đánh răng sau khi ăn. Làm như vậy mới có thể loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. Các bề mặt của răng dễ dính thức ăn và bàn chải có thể len lỏi vào trong các ngóc ngách để làm sạch. Nhưng ngay sau khi ăn thì đừng nên đánh răng. Sau khi ăn 20-30 phút, men răng cũng yếu hơn. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, bạn có nguy cơ làm mòn men răng nhanh hơn. Khi men răng ít hơn, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây sâu răng, nhiễm trùng hơn. Bạn nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn mới đánh răng hoặc nếu vội thì có thể rửa sạch bằng nước hoặc dùng nước súc miệng để trung hòa acid.

Bàn chải đánh răng cần đề nơi thoáng mát, khô ráo. (Minh họa: Unsplash)

Đánh răng sai kỹ thuật

Đánh răng chưa đúng cách là sai lầm nhiều người thường mắc phải. Để thực hiện đúng, bạn đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với nướu, đánh nhẹ nhàng bằng cách di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn. Chuyển động bàn chải lên xuống để làm sạch mặt nhai của răng, khoang miệng và lưỡi. Một số người chỉ làm sạch mặt trước của răng vì đó là phần dễ tiếp cận nhất và người khác dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, phần đỉnh và mặt sau của răng ở bên trong miệng cũng dễ bị 500-700 loài vi khuẩn sống trong miệng của bạn tấn công.

Đánh răng quá nhanh, hoặc quá mạnh

Nhiều người có thói quen đánh răng rất nhanh, chà qua chà lại không tới 30 giây. Hiệp Hội Nha Khoa Mỹ khuyên nên kéo dài thời gian đánh răng tối thiểu hai phút mỗi lần để loại bỏ mảng bám. Mảng bám răng là một lớp màng dính chứa đầy vi khuẩn ăn thức ăn thừa trong miệng. Nó tạo ra một loại acid ăn mòn răng và có thể cứng lại thành cao răng mà chỉ nha sĩ mới có thể cạo được. Các mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng và các bệnh về nướu.

Nếu bạn niềng răng, có cầu răng hoặc cấy ghép răng thì nên đánh răng lâu hơn để làm sạch nhẹ nhàng xung quanh các khu vực thức ăn bị mắc kẹt. Cho dù bạn dùng bàn chải đánh răng bằng tay hay dùng điện, cách hiệu quả nhất để làm sạch răng là lặp đi lặp lại chứ không phải dùng lực quá mạnh. Vì đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và gây ra tình trạng tụt nướu chân răng hoặc co rút nướu.

Đừng nên trét nhiều kem đánh răng. (Minh họa: Unsplash)

Không làm sạch lưỡi

Lưỡi giúp bạn nói và nuốt và nó cũng chứa đầy vi khuẩn dẫn đến hôi miệng, sâu răng và nướu. Sau khi đánh răng, nhiều người lại không có thói quen chải lưỡi nhưng điều này mang lại rất nhiều lợi ích. Bạn nên dùng bàn chải đánh răng để làm sạch một phần ba của lưỡi.

Trét nhiều kem đánh răng

Trong các quảng cáo, bạn thường thấy kem đánh răng luôn phủ kín bàn chải. Nhưng thực tế, người lớn chỉ cần một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu hoặc một nửa chiều dài của bàn chải đánh răng tiêu chuẩn. Florua trong kem đánh răng nếu dùng quá nhiều có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của răng.

Dùng một bàn chải đánh răng quá lâu

Bàn chải đánh răng chỉ nên dùng khoảng ba đến bốn tháng. Sau thời gian này, lông bàn chải dễ bị sờn và không làm sạch được răng. Do đó, bạn nên thay bàn chải định kỳ mỗi ba tháng một lần là tốt nhất.

(theo Webmd)

-Người hay bị đau xương khớp nên tránh và chọn thực phẩm nào?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: