Thuốc kháng sinh làm tăng tốc độ phát triển của ung thư di căn

Nhiều người không biết uống thuốc viên đúng cách. (minh họa: Unsplash)

Việc tự ý uống thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn có thể làm tăng tốc độ phát triển ung thư di căn, theo nghiên cứu của Đại học Emory.

Khi nghiên cứu trên những con chuột bị ung thư hắc tố ác tính, một dạng ung thư da ác tính, các nhà khoa học cho rằng thuốc kháng sinh có thể làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột của chuột, làm suy yếu phản ứng miễn dịch.

Theo tiến sĩ Subhashis Pal, chuyên khoa nội tiết tại Trường Y Đại học Emory, phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột đối với sức khỏe tổng thể, đồng thời cảnh báo bác sĩ cân nhắc đến các tác động tiêu hóa, khi sử dụng liệu pháp kháng sinh trong điều trị ung thư và một số loại bệnh khác. Tiến sĩ Pal giải thích thêm, bất kỳ loại bệnh hoặc liệu pháp nào gây hại cho hệ vi sinh đường ruột đều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Sử dụng kháng sinh đường uống làm cạn kiệt hệ vi sinh đường ruột, giảm số tế bào tiêu diệt tự nhiên cũng như tế bào Th1, tế bào giúp tăng cường miễn dịch.

Điều này khiến những con chuột trong thí nghiệm dễ bị tổn thương hơn, khối u phát triển nhanh chóng hơn so với những con chuột ở nhóm đối chứng, có vi sinh vật đường ruột còn nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết việc sử dụng kháng sinh sẽ làm cạn kiệt hệ vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch, do đó làm thay đổi phản ứng miễn dịch, dẫn đến di căn xương – một biến chứng của khối u ác tính.

Khi nghiên cứu trên những con chuột bị ung thư hắc tố ác tính, một dạng ung thư da ác tính, các nhà khoa học cho rằng thuốc kháng sinh có thể làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột của chuột, làm suy yếu phản ứng miễn dịch. (minh họa: Unsplash)

Nghiên cứu tiết lộ cơ chế phát triển thành di căn của khối u ác tính. Đồng thời, nó chỉ ra rằng những thay đổi về hệ vi sinh đường ruột do kháng sinh gây ra có thể để lại hậu quả tiêu cực về mặt lâm sàng với bệnh ung thư và nhiều căn bệnh khác. Theo tiến sĩ Pal, mọi người nên chú trọng bảo vệ hệ vi sinh đường ruột và hậu quả bất lợi khó lường của các chế độ kháng sinh. Ngược lại, chế phẩm sinh học có thể đóng một vai trò trong việc duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cũng như sức khỏe tổng thể.

Kháng sinh được hiểu là thuốc chống lại vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển lây lan của chúng và có thể tiêu diệt chúng. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng chủng vi khuẩn. Nói kháng sinh là con dao hai lưỡi vì kháng sinh có tác dụng rất nhanh nhưng đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao nói thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn có thể gặp.

Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, do đó kháng sinh cũng làm mất đi các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Ví dụ như vi khuẩn có lợi bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm nấm, vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa,….

Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài còn khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, từ đó khiến cho khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn cũng suy giảm. Đối với trẻ nhỏ, kháng sinh làm mất đi các vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch, ảnh hưởng tới giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ.

Ở một số trường hợp, uống kháng sinh gây ra phản ứng dị ứng nghiệm trọng gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ thường xảy ra với kháng sinh dạng tiêm và diễn biến rất nhanh, có khi ngay tại thời điểm tiêm thuốc hoặc trong vòng 15 phút đến 1 tiếng sau khi tiêm. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính bởi vậy, các chuyên gia y tế thường tiêm một lượng nhỏ kháng sinh để thử phản ứng của người bệnh trước khi cho điều trị bằng kháng sinh.

Kháng sinh có thể gây ra những thay đổi trong máu của bạn ví dụ như giảm số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu,… Điều này có thể gây chảy máu, bầm tím và làm chậm quá trình đông máu. Tác dụng phụ này khá hiếm gặp.

Thận có chức năng đào thải các chất độc hại bao gồm cả thuốc ra khỏi máu và cơ thể qua nước tiểu. Kháng sinh có thể quá tải với thận và làm hỏng thận đối với những người mắc bệnh thận.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: