Trầm cảm nghiêm trọng hơn suy nghĩ của mọi người

Trong khi người buồn bã không hài lòng về một sự việc cụ thể, người trầm cảm thấy tồi tệ về bản thân và mất tự tin trong một giai đoạn dài. (minh họa: Unsplash)
Thời Sự
Thời Sự
Trầm cảm nghiêm trọng hơn suy nghĩ của mọi người
/

Không giống như nỗi buồn hàng ngày tự đi rồi lại đến, trầm cảm lâm sàng (clinical depression) là một căn bệnh nghiêm trọng dù được điều trị.

Những con số đáng ngại

Richard A. Friedman, giáo sư tâm thần học lâm sàng kiêm Giám đốc Phòng khám Tâm thần học tại Đại học Y Weill Cornell, kể về một bệnh nhân của mình. Người này ở độ tuổi ngoài 40 là giám đốc điều hành thành công, nhưng bỗng mất niềm tin và sự tự tin vốn có của mình, lại khó dỗ giấc ngủ ban đêm và thường thức dậy sớm khoảng 4 giờ sáng với tâm trạng lo lắng đến nỗi không làm sao ngủ lại được.

Anh luôn có cảm giác thèm ăn và mất luôn ham muốn tình dục. Trong nhiều tháng, người này tưởng các triệu chứng chán chường chỉ là phản ứng trước ​​một khó khăn tài chính có thể xảy ra và không dễ vượt qua. Nhưng sau khi người vợ khẳng định chồng mình cần giúp đỡ y tế, anh ta đến nhờ ​​giáo sư Friedman tư vấn.

Điều khiến người bị trầm cảm sợ hãi nhất là khi họ nghĩ mình dư thừa, và gia đình sẽ tốt hơn nếu không có họ. (minh họa: Unsplash)

Điều khiến anh ta sợ hãi nhất là khi anh bắt đầu nảy sinh ý nghĩ mình là người thừa, gánh nặng của gia đình và gia đình sẽ tốt hơn nếu không có anh ta. “Nhiều bệnh nhân của tôi thực sự bị trầm cảm lâm sàng như thế, nhưng họ lại lầm tưởng vấn đề chỉ là lo lắng bình thường,” giáo sư  Friedman nói.

Theo cuộc khảo sát mới “Household Pulse Survey” do Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (National Center for Health Statistics) phối hợp thực hiện với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), từ năm 2019 đến 2022, tỷ lệ các triệu chứng lo âu ở người Mỹ lớn tuổi đã tăng từ 8% lên 29% và tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm tăng từ 7% lên 23%.

Tăng mạnh nhất là nam giới, thanh niên, người Mỹ gốc Á và các bậc cha mẹ có con còn phải chăm sóc ở nhà. Tủ thuốc gia đình là thước đo sự căng thẳng. Năm 2019, CDC ước tính 15.8% người Mỹ phải dùng thuốc điều trị sức khỏe tâm thần. Nhưng đến Tháng Bảy, 2022, con số này tăng lên 25%.

Đây chỉ là những nghiên cứu thống kê nhanh nên còn quá sớm để biết liệu sự gia tăng đột biến các triệu chứng trầm cảm và lo lắng có chuyển thành một “làn sóng trầm cảm lâm sàng nghiêm trọng và rối loạn lo âu” hay không. Nhưng không bao giờ là quá sớm để mọi người tự hỏi liệu mình chỉ bị căng thẳng vì buồn bã bình thường hay đang bị trầm cảm lâm sàng.

Nam giới, thanh niên, người Mỹ gốc Á và các bậc cha mẹ có con còn phải chăm sóc ở nhà, bị trầm cảm nhiều. (minh họa: Unsplash)

Bị trầm cảm là phải chữa

Cảm thấy đau khổ và buồn bã là phản ứng bình thường với những gì chúng ta đã phải chịu đựng trong vài năm qua, gồm cả sự cô lập xã hội và mất mát nhân mạng do đại dịch. Nhưng không giống nỗi buồn hàng ngày, trầm cảm lâm sàng không bao giờ là phản ứng bình thường của cơ thể trước căng thẳng hoặc chấn thương, mà đó là bệnh lý y tế nghiêm trọng có liên quan đến sự suy giảm đáng kể khả năng hoạt động của chúng ta trong các lĩnh vực chính của cuộc sống, đặc biệt là các mối quan hệ ở nhà và tại nơi làm việc.

Hiện nay, chứng trầm cảm nặng khá phổ biến, ảnh hưởng đến 17% người Mỹ, và được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tự tử. Ước tính có từ 2% đến 15% người bị trầm cảm sẽ tự tử, tuỳ mức độ trầm cảm từ rất nhẹ đến rất nặng. Nguy cơ tự tử tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trầm cảm là triệu chứng liên quan khá nhiều đến nỗi buồn. Ngoài tâm trạng buồn bã, trầm cảm thường gây mất ngủ, mất ham muốn tình dục, mất thèm ăn, xa lánh xã hội, mệt mỏi như không còn năng lượng, cảm giác tuyệt vọng với suy nghĩ, cảm xúc và thôi thúc tự sát. Trong khi người buồn bã không hài lòng về một sự việc cụ thể, người trầm cảm thấy tồi tệ về bản thân và mất tự tin trong một giai đoạn dài.

Bây giờ, bạn hãy kiểm tra điểm của mình trên bảng câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (Patient Health Questionnaire).

-Tần suất mất hứng thú và niềm vui khi làm việc của bạn trong những tuần qua là bao lâu?

-Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng hoặc tuyệt vọng?

Nếu điểm là 3 hoặc cao hơn, khả năng bạn đang trầm cảm ở những mức độ khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là buồn bã bình thường.

Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trầm cảm lâm sàng có liên quan đến những thay đổi não bộ trong các mạch điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, năng lượng và sự thèm ăn. Các nghiên cứu hình ảnh não cho thấy người bị trầm cảm có nhiều vùng não bị thay đổi về hoạt động hoặc cấu trúc. Trầm cảm càng kéo dài và càng nặng thì hồi hải mã càng co rút.

Quan điểm cho rằng trầm cảm là kết quả của sự mất cân bằng hóa học của chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và thuốc chống trầm cảm SSRI như Prozac và Zoloft sẽ làm tăng mức serotonin của não trong vài giờ. Nếu trầm cảm là do thiếu serotonin, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn trong một ngày hoặc vài ngày sau khi dùng SSRI. Nhưng không phải thế.

Trầm cảm không phải là bệnh của một chất dẫn truyền thần kinh hoặc mạch não đơn lẻ, mà nhiều khả năng trầm cảm là một chứng rối loạn hệ thống liên quan đến nhiều yếu tố kể cả chất dẫn truyền thần kinh. Hiện khoa học vẫn chưa hiểu nguyên nhân gây ra những bất thường sinh học của bệnh trầm cảm, nhưng nó là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa gen và căng thẳng môi trường.

Hiện có nhiều cách điều trị trầm cảm. Cả liệu pháp tâm lý và dùng thuốc đều hiệu quả. Các liệu pháp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp giao tiếp nhóm (IPT) là những phương pháp điều trị trầm cảm đã được chứng minh thực nghiệm. CBT giúp người bệnh xác định những suy nghĩ sai lầm và méo mó do trầm cảm gây ra, sau đó sửa chữa chúng để giảm bớt sự chán nản. Còn IPT tập trung vào việc khôi phục các mối quan hệ gia đình và xã hội bị căt đứt do trầm cảm.

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị đầu tiên cho những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, nhưng khi trầm cảm nặng với các triệu chứng rối loạn tâm thần hoặc cảm giác tự sát, thì việc kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm là cách tiếp cận an toàn và hiệu quả nhất.

Hiện khoa học vẫn chưa hiểu nguyên nhân gây ra những bất thường sinh học của bệnh trầm cảm, nhưng nó là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa gen và căng thẳng môi trường. (minh họa: Unsplash)

Không lạm dụng điều trị

Nhưng thuốc chống trầm cảm không phải là “thuốc thần” cho tất cả những căng thẳng hàng ngày. Trừ khi bạn bị một dạng trầm cảm lâm sàng với những thay đổi sinh học liên quan của nó, nếu không, thuốc chống trầm cảm sẽ không giúp bạn hạnh phúc hơn.

Trong khi đó, tập thể dục không chỉ tăng cường năng lượng và làm cho bạn khỏe mạnh mà còn chống được trầm cảm. Ngoài việc giải phóng endorphin, việc tăng lưu lượng tuần hoàn bằng cách tập thể dục sẽ kích hoạt giải phóng BDNF. Nói thế để thấy một số bài tập thể dục có giá trị tương tự thuốc chống trầm cảm SSRI.

Các kết nối xã hội, thường bị gián đoạn do trầm cảm, cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị trầm cảm. Vì vậy, bệnh nhân nên duy trì liên lạc với bạn bè, gia đình vì con người rất nhạy cảm với sự an ủi và hỗ trợ của những người thân yêu. Ngoài thuốc, các liệu pháp kích thích não như liệu pháp sốc điện (ECT) và gần đây là kích thích từ trường xuyên sọ cũng rất hiệu quả trong điều trị trầm cảm.

Có những loại thuốc mới đầy hứa hẹn cho bệnh trầm cảm như ketamine, esketamine và psilocybin, tạo ra tác dụng chống trầm cảm nhanh chóng và lâu dài chỉ sau vài phút đến vài giờ sử dụng. Những loại thuốc này cũng tạo ra “hiệu ứng phục hồi thần kinh” nhanh chóng, giống như “tái tạo não bộ”.

(theo Washington Post)

Đọc thêm:

-Mất ngủ, stress, trầm cảm? Hãy thử kỹ thuật thở 4-7-8!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: