Tác hại của rối loạn lo âu đối với sức khỏe tinh thần

(Minh họa: energepic.com/Pexels)

Nếu thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn và căng thẳng triền miên, sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến các thay đổi hành vi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Vốn dĩ lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Ví dụ như lo lắng trước khi phát biểu trước đám đông hoặc trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Nhưng nó chỉ nên là trạng thái nhất thời.

Rối loạn lo âu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, nhưng chúng thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lo âu hơn nam giới.

Dưới đây là những phản ứng cơ thể nếu như chúng ta luôn trong trạng thái này, theo trang mạng Healthline.

CÁC LOẠI RỐI LOẠN LO ÂU

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder, gọi tắt là OCD) có thể cảm thấy bị “quá tải” với mong muốn thực hiện các hoạt động cụ thể (cưỡng chế) lặp đi lặp lại hoặc trải qua những suy nghĩ ngoài luồng và không có chủ ý có thể gây đến tình trạng ám ảnh, tạo nên cảm giác bồn chồn, khó chịu.

Các hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm thói quen rửa tay, đếm hoặc kiểm tra thứ gì đó, sắp xếp đồ vật ngay ngắn, liên tục và luôn trong tâm trạng mình làm chưa đủ. Những nỗi ám ảnh phổ biến bao gồm lo lắng về sự sạch sẽ, cơn bốc đồng hung hãn và tìm kiếm sự cân xứng trong mọi thứ.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) phát triển sau khi chứng kiến ​​hoặc trải qua một điều gì đó đau buồn hay bị shock. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc bị trì hoãn trong nhiều năm. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm chiến tranh, thiên tai hoặc từng trải qua cuộc tấn công và sợ hãi trong quá khứ. Các đợt PTSD có thể được kích hoạt mà không có cảnh báo trước.

Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) được định nghĩa là sự lo lắng quá mức không có lý do hợp lý. Hiệp Hội Sức Khỏe Trầm Cảm Hoa Kỳ, gọi tắt là ADAA, ước tính căn bệnh GAD ảnh hưởng đến khoảng 6.8 triệu người Mỹ trưởng thành mỗi năm.

GAD được chẩn đoán khi có biểu hiện lo lắng tột độ về nhiều thứ kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Ở trường hợp nhẹ, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng những trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống đời thường của bạn.

Rối loạn lo âu xã hội

Triệu chướng rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) liên quan đến nỗi sợ hãi đến tê liệt đối với các tình huống xã hội, đối diện và nói chuyện người khác, cảm thấy không thoải mái, hồi hộp khi có cảm giác như người khác đang đánh giá bạn. Chứng ám ảnh sợ xã hội nghiêm trọng này có thể khiến người ta cảm thấy luôn trong trạng thái xấu hổ và cô đơn.

Theo ADAA, khoảng 15 triệu người Mỹ trưởng thành sống chung với chứng rối loạn lo âu xã hội. Độ tuổi khởi phát điển hình là khoảng 13 tuổi, trong đó có khoảng 1/3 số người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội trong khoảng từ 10 năm trở lên mới tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm cách chữa trị.

(Minh họa: Liza Summer/Pexels)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG LO ÂU ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Hệ hô hấp

Lo lắng gây ra tình trạng thở nhanh và không sâu. Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gọi tắt là COPD, bạn có thể có nhiều nguy cơ nhập viện do các biến chứng liên quan đến lo âu. Chúng cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.

Hệ tim mạch

Rối loạn lo âu có thể gây ra nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và đau ngực. Bạn cũng có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Nếu bạn đã bị bệnh tim, rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành.

Hệ thống thần kinh trung ương

Các cơn lo lắng và hoảng sợ kéo dài có thể khiến não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này có thể làm tăng tần suất xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và trầm cảm.

Khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, não của bạn tràn ngập các hormone và hóa chất được thiết kế để giúp bạn đối phó với mối đe dọa.

Adrenaline và cortisol là hai ví dụ. Mặc dù đây là hai hormone hữu ích đối với những trường hợp căng thẳng cao độ thường xuyên, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với hormone căng thẳng có thể gây hại nhiều hơn cho sức khỏe thể chất của bạn về lâu dài. Ví dụ, tiếp xúc lâu dài với cortisol có thể góp phần làm tăng cân, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí là còn rơi vào trạng thái trầm cảm.

Hệ bài tiết và tiêu hóa

Lo lắng cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết và tiêu hóa. Bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Chán ăn cũng có thể xảy ra.

Các nhà khoa học cũng cho biết các mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sự phát triển của hội chứng ruột kích thích (IBS) sau khi bị nhiễm trùng ruột. IBS có thể gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

Hệ miễn dịch

Lo âu kéo dài có thể kích hoạt phản ứng chống lại căng thẳng của bạn và giải phóng một lượng lớn các chất hóa học và kích thích tố, như adrenaline, vào hệ thống của bạn.

Về ngắn hạn, điều này làm tăng nhịp đập và nhịp thở, vì vậy não của bạn có thể nhận được nhiều oxy hơn, giúp bạn chuẩn bị các phản ứng thích hợp với một tình huống căng thẳng. Hệ thống miễn dịch của bạn thậm chí có thể được tăng cường trong thời gian ngắn. Với căng thẳng không thường xuyên, cơ thể của bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường khi căng thẳng qua đi.

Nhưng nếu bạn liên tục cảm thấy lo lắng và căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ không bao giờ nhận được tín hiệu để trở lại hoạt động bình thường. Điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm virus và bệnh tật thường xuyên. Ngoài ra, vaccine khi chích vào người có thể không hoạt động nếu bạn lo lắng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: