Tập thể dục làm giảm các triệu chứng trầm cảm

Thói quen tập thể dục sáng rất tốt (minh họa: Unsplash)

Các nhà nghiên cứu vừa đề xuất một giả thuyết mới để hiểu tác dụng chống trầm cảm của việc tập thể dục. Theo Neuroscience News.

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới và liên quan đến sự gián đoạn của một số quá trình não bộ và tâm lý, bao gồm suy giảm khả năng học tập và trí nhớ.

Hoạt động thể chất, đặc biệt là bài tập thể dục nhịp điệu, được nhận thấy là làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng cho đến nay, các quá trình đằng sau điều này vẫn chưa được hiểu rõ.

Trong một bài báo đánh giá mới được công bố trên Translational Psychiatry, các nhà nghiên cứu tin rằng quá trình tập thể dục có thể phụ thuộc vào động lực, một điều rất quan trọng để làm giảm một số triệu chứng của bệnh trầm cảm, chẳng hạn như anhedonia (thiếu hứng thú hoặc niềm vui trong những trải nghiệm của cuộc sống), thiếu năng lượng, có vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ.

Tác giả chính, Bác Sĩ Emily Hird của Viện Khoa Học Thần Kinh Nhận Thức UCL (UCL Institute of Cognitive Neuroscience), cho biết: “Tác dụng chống trầm cảm của bài tập thể dục nhịp điệu được chứng minh một cách thuyết phục thông qua các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên, nhưng cơ chế của nó vẫn chưa được hiểu rõ. Một phần là vì các bài tập này có liên quan đến nhiều quá trình sinh học và tâm lý. Ví dụ như bên cạnh tác dụng tích cực đối với tình trạng viêm, dopamine và quá trình xử lý phần thưởng, việc tập thể dục còn làm giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện lòng tự trọng và hiệu quả bản thân.”

Nhóm các nhà khoa học khám phá cơ chế gây trầm cảm ở cả người và động vật và kết luận rằng trầm cảm, đặc biệt là anhedonia, có liên quan đến tình trạng viêm tăng cao, do phản ứng miễn dịch của cơ thể gây ra. Điều quan trọng là tình trạng viêm cũng liên quan đến việc truyền dopamine bị gián đoạn. Những thay đổi sinh học này đại diện cho các quá trình chính dẫn đến những thay đổi về động lực và đặc biệt là ý chí nỗ lực về thể chất hoặc tinh thần thấp hơn.

(Hình minh họa: Emma Simpson/Unsplash)

Trong khi đó, việc tập thể dục làm giảm viêm, tăng cường chức năng dopamine và nâng cao động lực. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có lẽ là lý do quan trọng giải thích tại sao tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tập thể dục – đặc biệt là các hoạt động aerobic khiến bạn đổ mồ hôi và thở hổn hển – làm giảm tình trạng viêm và tăng cường truyền dopamine, từ đó làm tăng mong muốn nỗ lực và do đó tăng cường động lực nói chung.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng hiểu biết này về cách tập thể dục làm giảm các triệu chứng trầm cảm sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc phát triển các chiến lược điều trị mới, chẳng hạn như các chương trình tập thể dục được cá nhân hóa.

Bác Sĩ Hird giải thích: “Hiểu được các cơ chế tạo nên tác dụng chống trầm cảm của hoạt động thể chất trong bệnh trầm cảm cũng giúp mọi người hiểu được các cơ chế gây ra bệnh trầm cảm và phát triển các chiến lược can thiệp mới, đặc biệt là can thiệp cá nhân hóa và kê đơn xã hội.”

Để kiểm tra thêm giả thuyết của mình, các nhà nghiên cứu khuyên rằng cần tiến hành các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên quy mô lớn để đánh giá tác dụng chống trầm cảm của việc tập thể dục, đồng thời đo lường tác động lên các biến số bao gồm tình trạng viêm, quá trình truyền dopamine và động lực.

Một điều quan trọng nữa là phải điều tra mọi rào cản tiềm ẩn đối với việc tập thể dục. Theo lời Bác Sĩ Hird, việc giải quyết các rào cản đối với việc tập thể thao, đặc biệt ở những người bị trầm cảm, là rất quan trọng, vì hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng, cải thiện tâm trạng và trao quyền cho những người trên con đường phục hồi của họ. Trong số đó, việc tìm ra các chiến lược để khuyến khích việc vận động cơ thể là một mấu chốt.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tiến hành một thử nghiệm dựa trên giả thuyết được đề xuất trong bài đánh giá, sẽ có sự tham gia của 250 người tham gia từ 18 đến 60 tuổi và được tài trợ bởi Wellcome Mental Health Award.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: