Một phụ nữ Nhật Bản bỏ con, kiện người hiến tinh trùng đòi $3 triệu

Một người chờ đến lượt hiến tinh trùng ở Nhật (ảnh: Japan Times)

Một phụ nữ Tokyo 30 tuổi vừa đâm đơn kiện người đàn ông hiến tinh trùng cho cô, mà vốn khởi đầu nói rằng ông ta là người Nhật Bản, độc thân có bằng Đại học Kyoto. Cuối cùng, cô tìm ra người đàn ông này thật sự là người Trung Quốc.

Được biết, người phụ nữ mang thai vào Tháng Sáu năm 2019, nhưng không nhận tinh trùng hiến qua hệ thống bệnh viện, mà quan hệ tình dục với người hiến tặng 10 lần.

Được biết do chồng của người phụ nữ này bị chứng bệnh di truyền nên sợ ảnh hưởng đến con cái, người chồng đã đồng ý cho vợ “nhận” tinh trùng theo cách thông thường để ít tốn kém. Nhưng cuối cùng vợ chồng cô phát hiện ra sự thật về gốc gác của người hiến tặng tinh trùng khi đã mang thai và bỏ đứa bé sau khi cô sinh con.

Người phụ nữ này hiện đang tìm kiếm khoản bồi thường khoảng $2.8 triệu cho sự khủng hoảng tâm lý về chuyện này. Cô cho rằng người hiến tặng đã không trung thực về hộ tịch, trình độ học vấn và dân tộc của mình.

Nguyên đơn giấu tên, là một phụ nữ 30 tuổi đến từ Tokyo, cho biết vợ chồng cô muốn sinh con thứ hai nhưng lo ngại sau khi phát hiện ra chồng mình mắc chứng di truyền, tờ Tokyo Shimbun đưa tin.

Sau khi bộc lộ ý kiến và tìm kiếm mẫu người trên các trang mạng, họ đã tìm thấy một người đàn ông ở độ tuổi 20 trên mạng xã hội, người này tự nhận là một người đàn ông Nhật Bản độc thân tốt nghiệp Đại học Kyoto, một trong những trường đại học hàng đầu của Nhật Bản. Sau khi quan hệ tình dục 10 lần với người hiến tặng, người phụ nữ cuối cùng đã mang thai vào Tháng Sáu năm 2019.

Sau đó, cũng qua các thông tin trên mạng, người phụ nữ phát hiện ra rằng người hiến tặng thực sự là một người đàn ông Trung Quốc đã có gia đình và chưa từng theo học Đại học Kyoto. Sau khi sinh, người phụ nữ và chồng đã quyết định bỏ đứa bé. Hiện bé đang được chăm sóc tại một trung tâm trẻ em mồ côi ở Tokyo.

Người phụ nữ đã tố cáo người hiến tặng đã lừa dối cô bằng những thông tin sai lệch để quan hệ tình dục với cô. Cô ấy hiện đang tìm kiếm khoản bồi thường khoảng $2.8 triệu cho sự đau khổ về tâm lý và tình cảm.

Theo luật “quyền được biết” của Nhật Bản, con cái của những người hiến tặng tinh trùng có quyền hợp pháp để xác định cả cha và mẹ ruột của chúng. Nhưng với nhiều người hiến tặng giấu tên, việc tìm kiếm người sở hữu tinh trùng đã trở nên rất phức tạp.

Nhiều cặp vợ chồng ở Nhật Bản đã dùng mạng xã hội để tìm người hiến tinh trùng và đã có hơn 10,000 đứa trẻ đã được sinh ra với sự tham gia của bên thứ ba.

Viện Nghiên cứu Đời sống Mirai đã mở ngân hàng tinh trùng đầu tiên của Nhật Bản vào mùa Hè năm ngoái để cung cấp một lựa chọn an toàn hơn cho các cặp vợ chồng Nhật Bản đang cố gắng tìm cách thụ thai, tờ Japan Insider cho biết.

Giám đốc của Viện, Tiến sĩ Hiroshi Okada, cảnh báo rằng các hình thức thụ tinh nhân tạo không được giám sát có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe và những nguy hiểm khác.

Ông Okada nói: “Đây không chỉ là vấn đề an toàn mà còn có thể là phạm pháp và cực kỳ nguy hiểm. Tinh dịch được giao có thể mang các tác nhân lây nhiễm. Chúng tôi không biết liệu tinh trùng có thuộc về người hiến tặng hay không. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó có thể hóa ra không phải là tinh trùng của người Nhật Bản. Những điều điên rồ như vậy đang xảy ra ”.

Theo ông Okada, 96.4% trong số hơn 140 nền tảng cho việc hiến tặng tinh trùng là “không an toàn”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: