Những khám phá lý thú về gia phả loài người trong năm 2021

Câu chuyện về con người, chúng ta đến từ đâu và chúng ta phát triển như thế nào đã có một chương mới nhờ những khám phá mang tính đột phá trong năm 2021.

Nhờ phát hiện hóa thạch mới và phân tích DNA người cổ đại được lưu giữ trong răng, xương và bụi bẩn trong hang động, các nhà khảo cổ đã khám phá ra những điều đáng kinh ngạc về tổ tiên của con người hiện đại (Homo sapien), và những con người khác tồn tại trước đây (trong một số trường hợp, tồn tại cùng chúng ta). Dưới đây là năm trong số những khám phá mang tính đột phá nhất của năm 2021 về thời tiền sử của loài người và đã giúp định hình lại cây gia phả loài người theo cách bất ngờ và lý thú.

1. Các dấu chân được cho là của trẻ em

Những dấu chân nhỏ bé vừa phát hiện trên đất bùn ở rìa một vùng đất ngập nước, bây giờ là tiểu bang New Mexico, trông giống như chúng vừa được tạo ra trong… ngày hôm qua. Nhưng không phải thế mà đã rất lâu rồi. Việc phát hiện ra các dấu chân được in sâu vào đất bùn khô từ 21,000 đến 23,000 năm trước đã đẩy lùi đáng kể lịch sử loài người ở châu Mỹ, lục địa cuối cùng mà con người hiện đại di cư đến và ở lại.

Cho đến gần đây, giả thuyết phổ biến là con người hiện đại đã mạo hiểm đến Bắc Mỹ từ châu Á qua cây cầu Beringia trên đất liền nối hai lục địa vào cuối kỷ băng hà khoảng 13,000 năm trước. Các dấu chân, được cho là chân trẻ em (hình thành vào thời điểm mà nhiều nhà khoa học tin rằng các tảng băng khổng lồ đã chặn lối đi của con người hiện đại vào Bắc Mỹ) nay trở thành minh chứng chúng ta đã sống tại Bắc Mỹ sớm hơn giả thuyết.

2. Người rồng (Dragon man)

Được đánh giá là phát hiện hóa thạch quan trọng nhất trong 50 năm qua, một hộp sọ, được bảo tồn dưới đáy giếng ở phía Đông Bắc Trung Quốc trong hơn 80 năm, có thể đại diện cho một loại người (type of human) hoàn toàn mới.

Theo phân tích địa hóa, vỏ hộp sọ bảo quản rất tốt vừa tìm thấy ở thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân) trong năm 2021 có niên đại từ 138,000 đến 309,000 năm tuổi. Nó hội đủ các đặc điểm của con người nguyên thủy: Mũi rộng, lông mày thấp, đáy não, và cả những đặc điểm giống con người hiện đại sau này như xương gò má phẳng và khuôn mặt thanh tú. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loại người mới là Homo longi, có nguồn gốc từ Heilongjiang (Hắc Long Giang), nơi tìm thấy hộp sọ.

Người đàn ông được đặt tên Dragon Man (Người Rồng) ngay khi được chính thức công bố vào Tháng Sáu. Hy vọng trích xuất DNA hoặc vật liệu di truyền khác từ hóa thạch sọ sẽ chiếu thêm ánh sáng về Người rồng, đặc biệt là liệu ông ta có phải là đại diện của người Denisovan, một dân số người ít được biết đến và bí ẩn? Hãy chờ câu trả lời trong năm 2022.

3. Bí mật từ bụi trong các hang động

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khảo cổ đã nghiên cứu hoá thạch các hang động để tìm răng, xương và các công cụ với hy vọng biết thêm về cuộc sống của tổ tiên loài người hiện đại và diện mạo họ ra sao. Giờ đây, các kỹ thuật mới thu gom các DNA người được lưu giữ trong trầm tích bụi hang động cũng đủ để họ tìm hiểu về tổ tiên đầu tiên (những người từng sống trong hang động) của chúng ta mà không cần phải tìm hóa thạch.

Năm 2021, DNA nhân tế bào người (human nuclear DNA) – chứa nhiều thông tin chi tiết hơn DNA ti thể (mitochondrial DNA) – lần đầu tiên được trích xuất từ bụi hang động, đã giúp hé lộ chi tiết về cuộc sống của người Neanderthal. Các kỹ thuật tương tự cũng giúp làm sáng tỏ những động vật đã tuyệt chủng như voi ma mút lông cừu.

Tạp chí Science xem đây là một trong những đột phá về DNA trong năm 2021. Katerina Douka, trợ giảng khảo cổ học tại Khoa nhân loại học tiến hóa thuộc Viện Đại học Vienna và là đối tác nghiên cứu tại Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại ở Đức, nhận định: “Việc sàng lọc trầm tích bụi để tìm DNA là phương pháp mới ‘thay đổi cuộc chơi’ trong khảo cổ. Nó sẽ hướng chúng ta đến đúng nơi, tiết kiệm thời gian và rất nhiều tiền bạc”.

4. Thời trang sớm nhất

Trong bộ phim “The Flintstones”, hai nhân vật Fred và Betty được cho mặc áo lông thú dày, nhưng bằng chứng khảo cổ học mới đã hé lộ về những gì tổ tiên thời kỳ đồ đá của chúng ta thực sự mặc và quần áo họ làm ra là mỏng chứ không dày như thế. Lý do, lông thú, da thuộc và các vật liệu hữu cơ khác không bảo tồn được lâu, đặc biệt là cách nay hơn 100,000 năm, nếu không xử lý kỹ.

Các nhà nghiên cứu cho biết đã tìm ra 62 công cụ bằng xương được sử dụng để xử lý làm mịn da động vật trong một hang động ở Maroc, và đây có thể là một trong những bằng chứng đại diện sớm nhất cho “thời trang” trong hồ sơ khảo cổ học. Các công cụ này có tuổi đời từ 90,000 đến 120,000 năm dùng để làm sạch da, loại bỏ các mô liên kết như gân. Hiện nay, một số thợ da vẫn còn sử dụng phương pháp này.

5. Não bộ

Chất xám và chất trắng của não không được bảo quản tốt trong hóa thạch, khiến chúng ta không thể biết não người hiện đại khác thế nào với người Neanderthal, tổ tiên đã tuyệt chủng từ lâu của chúng ta. Từ những hộp sọ hóa thạch, chúng ta biết rằng não người Neanderthal lớn hơn não người hiện đại nhưng nó vẫn cho rất ít thông tin về thần kinh và sự phát triển của não.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học California ở San Diego đã đề xuất một cách thú vị để thử trả lời câu hỏi này bằng cách tạo ra các cụm (blob) mô não được sửa đổi di truyền để mang một gen thuộc về người Neanderthal và các loại người cổ xưa khác, nhưng không phải người Homo sapien. Trong khi nghiên cứu còn ở giai đoạn rất sớm, họ phát hiện các organoid não của người Neanderthazed đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách não tổ chức và kết nối. Nói chung, organoit trong não người Neanderthal trông rất khác với các organoit trong não người hiện đại.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: