Thị trường Mỹ khủng hoảng nguồn cung

Ảnh: Eduardo Soares/Unsplash

Hàng hóa bắt đầu sạch trơn. Nguồn cung cấp-phân phối thực phẩm Mỹ đang trong tình trạng căng thẳng mới, khi biến thể Covid-19 Omicron gây ảnh hưởng mạnh.

Tại Arizona, 1/10 công nhân nhà máy chế biến và phân phối tại một công ty sản xuất lớn gần đây đã nghỉ bệnh. Ở Massachusetts, tình trạng dịch bệnh lây lan khiến nguồn cung cấp cá cho các siêu thị và nhà hàng bị chậm lại. Một chuỗi siêu thị ở Đông Nam Hoa Kỳ đã phải thuê nhân công tạm thời sau khi khoảng 1/3 lực lượng lao động tại các trung tâm phân phối bị nhiễm. Giới phân tích và giám đốc điều hành ngành công nghiệp thực phẩm cảnh báo rằng tình hình có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 giảm. Một số giám đốc điều hành hệ thống phân phối nói rằng những thách thức về nguồn cung đang trong tình trạng tồi tệ hơn bao giờ hết.

Hàng hóa thật ra không thiếu nhưng nó nằm trong nhà kho vì hệ thống phân phối bị ách tắc. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IRI, mức tồn kho của các sản phẩm thực phẩm tại các nhà bán lẻ Hoa Kỳ đạt 86% trong tuần kết thúc vào ngày 16 Tháng Một – dẫn lại từ Wall Street Journal (ngày 23-1-2022). Con số này thấp hơn so với mùa Hè năm ngoái. Những mặt hàng như đồ uống thể thao, bánh quy đông lạnh và bột làm lạnh đang trong tình trạng rất thấp, với mức tồn kho khoảng 60% đến 70%; đặc biệt tại các tiểu bang như Alaska và West Virginia.

Nguyên nhân chính vẫn là thiếu hụt lực lượng lao động. Không chỉ trong lĩnh vực phân phối mà cả trong  các nhà máy đóng gói thực phẩm nói chung. Bộ Nông nghiệp (USDA) cho biết sản lượng giết mổ gia súc và thịt bò trong tuần ngày 14 Tháng Một đã giảm khoảng 5% so với một năm trước đó, trong đó giết mổ lợn giảm 9%. USDA cho biết thêm, sản lượng chế biến thịt gà đã giảm khoảng 4% so với tuần kết thúc vào ngày 8 Tháng Một. Theo cơ quan này, tình trạng thiếu lao động cũng đang ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến sữa và sản xuất pho mát.

Hồi Tháng Một, Lamb Weston Holdings Inc., nhà cung cấp sản phẩm khoai tây đông lạnh hàng đầu thị trường Bắc Mỹ, đã nhìn thấy được tình hình nhưng không nghĩ lại xấu như hiện tại. Conagra Brands Inc., nơi sản xuất rau đông lạnh Birds Eye và snack thịt Slim Jim, hồi đầu tháng này cũng cho biết, nhiều nhân viên của họ bị dương tính với Covid-19 vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao vốn đã vượt quá nguồn cung có sẵn của công ty. Ở Massachusetts, Tom Zaffiro, Chủ tịch Channel Fish Processing Co, phải xoay sở tìm cách vận chuyển cá đến các siêu thị và nhà hàng. Ông Zaffiro cho biết công ty chỉ có thể chạy 80% công suất vào những ngày lực lượng công nhân chính yếu nghỉ việc, trong khi đó, các công ty xe tải lại thiếu người.

Khúc ca sầu bi thiếu người đang xảy ra khắp nước Mỹ. Steve Church, đồng Chủ tịch của Church Brothers Farms, một công ty sản xuất có trụ sở tại California, cho biết khoảng 10% nhân viên tại cơ sở phân phối và nhà máy chế biến rau ở Arizona của mình đã bị ốm vào đầu tháng này. Dù số người nghỉ bệnh giảm vào tuần trước và Church Brothers Farms vẫn có thể giải quyết các đơn hàng nhưng vấn đề ở chỗ bây giờ nhân viên công ty này phải ôm thêm việc mới có thể đáp ứng việc cung cấp hàng cho Walmart và Chipotle Mexican Grill. Nhìn chung, chi phí của các công ty thực phẩm và chuỗi siêu thị đang tăng khi họ phải vật lộn để hoạt động với số lượng nhân viên ít hơn.

Brandon Johnson, chủ tịch Korth Transfer, một công ty vận tải đường bộ có trụ sở tại Wisconsin chuyên vận chuyển các loại hàng hóa từ giấm đến bia, cho biết đợt bùng dịch mới nhất đã ảnh hưởng nặng nề đến Korth Transfer, khi hàng loạt nhân viên bị nhiễm. Bây giờ, khách hàng nào gọi đến càm ràm, Brandon Johnson chỉ còn có thể nói, xin lỗi, chúng tôi đang thiếu tài xế. Năm ngoái, đích thân ông sếp Brandon Johnson phải lái xe tải giao hàng, trong đó có một chuyến “khứ hồi” 500 dặm chở nước tương từ nhà máy sản xuất đến một nhà cung cấp gia vị chuyên phân phối nước tương teriyaki.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: