Vì sao đại dịch COVID-19 khiến nhiều học sinh bị yếu môn toán?

Nhiều em học sinh bị yếu môn toán sau thời gian phài học từ xa vì COVID-19. (minh họa: Unsplash)

Frances E. Anderson nhìn vào điểm toán mới nhất của học sinh lớp Bốn và lớp Tám, cô không ngạc nhiên khi thấy nhiều em bị điểm số kém.

Cho đến thời gian gần đây, kể cả thời kỳ giảng dạy từ xa trong đại dịch COVID-19, Anderson dạy toán trung học cho học sinh ở mọi cấp độ, đang nghiên cứu thay đổi cách mọi người hiểu về khả năng toán học của trẻ em. Trên The Conversation, Anderson giải thích lý do khiến một số trẻ giỏi Toán, trong khi những học sinh khác thì bị tụt lại phía sau, và những em này cần phải làm gì để bắt kịp các bạn.

Anderson cho rằng phần khó nhất khi giảng dạy trong đại dịch là khi nhìn thấy học sinh học vất vả mà cô không thể làm được điều gì các em cần. “Trước đại dịch, tôi có thể làm việc trực tiếp với học sinh, để các em học theo từng nhóm, từng đôi, hoặc để học sinh ở các lớp cao hơn đến dạy kèm cho học sinh ở các lớp cấp thấp. Còn khi đại dịch, các em đâu có được đến lớp, không được gặp nhau, mà lúc đó ngay cả kỹ năng sử dụng các công cụ giảng dạy trực tuyến, tôi cũng đâu có rành.”

Phần khó nhất khi giảng dạy trong đại dịch là khi nhìn thấy học sinh học vất vả mà cô không thể làm được điều gì các em cần, trong khi nếu trực tiếp với các em, việc giúp các em hiểu bài sẽ dễ dàng hơn. (minh họa: Unsplash)

Giải thích thế nào về sự sụt giảm điểm số trong môn toán, cô giáo Anderson cho biết, khi các trường học chuyển sang hình thức học từ xa trong thời kỳ đại dịch, giáo viên không có nhiều cách để thu hút học sinh tương tác. Họ gặp khó khăn khi muốn truyền đạt kiến thức và học tập theo giáo án thiết kế sẵn – những điều giúp ích rất nhiều cho những học sinh gặp khó khăn trong môn Toán.

“Giáo viên Toán phải nói cho học sinh biết họ cần phải làm gì trong môn khoa học này, nhưng kiểu hướng dẫn trực tiếp này chỉ có tác dụng với khoảng 20% học sinh,” cô Anderson nói. “Rất nhiều thứ trong việc dạy Toán là trực quan. Bạn cần nhiều không gian hơn là chỉ một màn hình. Giáo viên có thể sử dụng lời nói, cử chỉ tay, bảng trắng, đồ thị, sơ đồ, đồ vật, chuyển động vật lý, ví dụ về bài giải của học sinh,… Những hành động và vật dụng này tạo thêm nhiều kỹ năng mà học sinh toán cần có, vì học sinh có thể nhìn vào các công cụ hỗ trợ giảng dạy này cùng một lúc. Khi giảng dạy trực tuyến, giáo viên bị giới hạn ở những gì có thể nhìn thấy trên màn hình của họ hoặc trên màn hình của một học sinh tại một thời điểm, điều này rất khác nhau.”

Khi mọi học sinh đều phải im lặng để nghe thấy tiếng giáo viên, chắc chắn giáo viên không thể biết học sinh đang nghĩ gì, hiểu gì về toán học. (minh họa: Unsplash)

Ngoài tính trực quan, theo giáo viên Anderson, việc dạy toán còn liên quan nhiều đến những gì được nói ra trong lớp. Trên thực tế, một trong những chức năng quan trọng nhất của việc dạy toán hiệu quả là cách giáo viên tương tác vào các cuộc trò chuyện với học sinh về môn toán học. Những cuộc trò chuyện này, được xem là các buổi thảo luận có tính suy luận trong lớp học, có sức mạnh rất lớn để giúp học sinh học và hiểu . Khi mọi học sinh đều phải im lặng để nghe thấy tiếng giáo viên, chắc chắn giáo viên không thể biết học sinh đang nghĩ gì, hiểu gì về toán học.

Cũng theo cô giáo Anderson, không đúng khi nói rằng một số trẻ giỏi toán và những trẻ khác thì không. Điều này phụ thuộc vào loại tiếp xúc và những gì xảy ra trong giai đoạn đầu đời mà trẻ em có được. Một số bậc cha mẹ thấy rằng con cái của họ làm được nhiều việc với những con số hơn những trẻ khác. Chúng thực hành nhiều hơn ở nhà, trong các sự kiện xã hội và ở trường học. Những hoạt động lập đi lập lại này làm cho các em giỏi toán. Không phải là giỏi, mà là các em ấy có nhiều thời gian hơn để làm việc với toán học.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: