Xu hướng của người trẻ: Ráng kiếm tiền để nghỉ hưu sớm

Nhiều người muốn làm nhiều, kiếm nhiều hơn để nghỉ hưu sớm. (minh họa: Unsplash)

Trong khi nhiều người trẻ tận dụng thời gian sau đại dịch để tiêu xài, đi du lịch, những người khác lên kế hoạch chiến lược về tài chính.

Kevin Le, thanh niên thuộc Gen Y (sinh năm 1980) sống ở thành phố Tustin, California ngôi nhâm nhi ly cà phê và… hoặc định tương lai của mình: “32 tuổi rồi, vẫn phải làm kiếm tiền thôi, nhưng mình dự định sẽ nghỉ hưu lúc 50 tuổi. Nhưng trước đó, chắc năm sau mình sẽ mua nhà, để không chi tiêu phung phí nữa.” Kevin làm về công nghệ, thu nhập $80,000/năm, nhưng vì còn độc thân nên lãnh lương đồng nào, trả tiền thuê nhà và các chi phí khác, anh chẳng để dành được bao nhiêu.

Tương tự, Bảo Phạm làm kỹ thuật viên trong hãng bảo hiểm Kaiser ở Los Angeles, thu nhập $75,000/năm, cũng “độc thân vui tính” dù thuộc Gen X (hơn 50 tuổi), nhưng nhất quyết chỉ làm vài năm nữa thì về hưu. Anh có một ngôi nhà đã pay-off (trả dứt) và một căn mobilhome, dự định cho thuê ngôi nhà và sống trong căn mobilhome, rồi đi đi, về về Việt Nam, chơi cho sướng.

Sau khi được “mở cửa” nhiều người trẻ chọn đi du lịch, tham gia các hoạt động mà họ bị lỡ lúc “ngoại bất xuất, nội bất nhập” trong đại dịch. (minh họa: Unsplash)

Lauryn Williams, người sáng lập Worth Win – công ty giúp người trẻ sắp xếp tài chính cho biết, trước những bất ổn kinh tế đang diễn ra hiện nay, không chỉ nhiều người trẻ, mà ngay cả người trung niên chưa đến tuổi hưu cũng tìm kiếm các khoản đầu tư cho họ khả năng kiểm soát, như là cách… dọn đường để nghỉ hưu.

“Thị trường chứng khoán đầy thăng trầm trong năm nay khiến nhiều người mất hết niềm tin vào tương lai,” Williams nói. “Có người nói thẳng là sau đại dịch COVID-19, và trước tình hình kinh tế hiện nay, họ không muốn mất gì nữa vì cảm thấy làm gì cũng bị mất, tiền của lẫn sinh mạng.” Và Williams khuyên họ rằng hãy đầu tư vào bản thân hoặc phát triển sự nghiệp, chẳng hạn kinh doanh riêng hay nâng cao trình độ học vấn.

Trên Yahoo Finance, Anousha Ahmed, 18 tuổi (Gen Z), cho biết cô không muốn tiết kiệm. Đối với cô, tự do là điều ưu tiên, cô chỉ muốn làm những điều mình muốn. Ahmed làm việc bán thời gian ở một trường dạy bơi dành cho trẻ em hồi đầu năm nay. Cô dùng tiền lương để đi ăn uống với bạn bè, đi nghe nhạc, du lịch, và trượt patin.

Trong độ tuổi này, Ahmed không phải người duy nhất “kiếm được bao nhiêu, xài bấy nhiêu”. Báo cáo lập kế hoạch hưu trí 2022 của Fidelity Investments cho thấy một nửa số người thuộc Gen Z (sinh từ 1997-2012) không muốn phải tiết kiệm vì bất cứ lý do gì cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường, 56% tạm dừng kế hoạch tiết kiệm để chuẩn bị cho tương lai sau khi trải qua đại dịch. Đối với Gen Y (sinh từ đầu 1980 đến đầu 2000), tỷ lệ này thấp hơn một chút ở Gen X (sinh giữa những năm 1960 đến đầu 1980) tỷ lệ này còn thấp hơn nữa.

Đại dịch khiến nhiều người thấy cuộc sống bình thường của họ dễ dàng bị đánh cắp. Sau khi được “mở cửa” nhiều người trẻ chọn đi du lịch, tham gia các hoạt động mà họ bị lỡ lúc “ngoại bất xuất, nội bất nhập” trong đại dịch. Nhưng những người khác cũng đưa ra quyết định chiến lược về tài chính. Kevin nói: “Mình thấy điều quan trọng với thế hệ tụi mình là phải bù đắp những năm tháng quá kinh khủng của đại dịch, nhưng cũng phải nghỉ tới tương lai một chút, là không lăn xả kiếm tiền để nghỉ ngơi sớm, chứ không làm tới gần 70 tuổi, như ba của mình.”

Với Ahmed, sinh viên năm nhất đại học Virginia dự định học ngành thương mại, tập trung vào công nghệ thông tin và quản lý. Giờ cô cũng đang cân nhắc đến việc kinh doanh riêng, nhưng điều quan trọng là phải có kiến thức và kiếm được tấm bằng. Ahmed nói, đó mới là khoản đầu tư lợi tức cao, giúp cô nâng cao trình độ và kỹ năng để kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.

Nâng cao trình độ và kỹ năng để kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. (minh họa: Unsplash)

Với người đã đi làm, Williams khuyên người trẻ càng sớm bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu càng tốt. Anh nói: “Bạn có thể được hưởng lợi từ tăng trưởng kép, có nghĩa là khoản tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên cùng với lãi suất theo thời gian.” Hầu hết các chuyên gia khuyên người trẻ nên tiết kiệm ít nhất 15% thu nhập trước thuế để nghỉ hưu mỗi năm, giả sử bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 25.

Một báo cáo từ trung tâm nghiên cứu hưu trí Transamerica, thuộc Viện Transamerica – tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu, lại nhận thấy các nhà đầu tư Gen Z thường bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu ở tuổi 19.

Williams cho rằng không bỏ tiền vào quỹ hưu trí cũng được. Kế hoạch nghỉ hưu của bạn có thể hơi khác một chút nếu quyết định tập trung vào phát triển sự nghiệp. Nhiều nhà đầu tư trẻ ngày nay đặt cược vào chính họ, xem khoản đầu tư vào bản thân như kế hoạch nghỉ hưu. Nhưng cần thiết nhất là lập kế hoạch.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: