Xu hướng mới: Không thích nghe phone!

Người hướng nội thường không muốn mở lời với những người trong vòng kết nối xã hội của họ. (minh họa: Unsplash)

Ở Mỹ, giới trẻ đang có xu hướng từ chối các cuộc điện thoại, mà chỉ thích nhắn tin qua các ứng dụng và mạng xã hội.

Sợ nghe tiếng chuông điện thoại

Henry là người hoạt bát, thích giao tiếp, cả ngoài xã hội lẫn các mạng xã hội. Giữa năm 2021, anh nhận được cuộc gọi điện thoại từ bệnh viện, báo tin người cha nhập viện vì COVID-19, đang hấp hối. Nỗi ám ảnh đeo bám, đến tận bây giờ, Henry rất sợ khi tiếng chuông điện thoại vang lên.

Tommy Cockram, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, cho rằng phải là trường hợp khẩn cấp thì mới gọi điện thoại, tức là nội dung nói chuyện phải rất quan trọng và cần anh phải trả lời ngay lập tức. Còn một cuộc trò chuyện bình thường giữa bạn bè với nhau thì nhắn tin là được rồi, không cần gọi. Cockram nói anh chỉ hay liên lạc với gia đình, nên dùng Snapchat để thoải mái hơn và không có cảm giác bắt buộc khi phải nghe điện thoại.

Đây là tình trạng thường thấy và ngày càng phổ biến của giới trẻ Gen Z. Đặc biệt đối với những người ở độ tuổi dưới 26, các cuộc điện thoại dần trở nên xa lạ. Họ nói, cứ mỗi lần nghe tiếng chuông điện thoại reo, là cảm thấy tim đập mạnh, chân run lẩy bẩy. Họ chờ cho đến khi chuông tắt, mới nhắn tin hỏi xem có chuyện gì không.

Cứ mỗi lần nghe tiếng chuông điện thoại reo là cảm thấy tim đập mạnh. (minh họa: Unsplash)

Không chỉ ở Mỹ, giới trẻ tại Úc cũng bắt đầu né tránh các cuộc gọi từ điện thoại. Trên TikTok,  Barwon Heads  là người trẻ có ảnh hưởng, nổi tiếng ở Úc, với 7.8 triệu người theo dõi, chia sẻ: “Mọi người ở độ tuổi tôi hầu hết chỉ nhắn tin hoặc gọi điện trên Snapchat. Ở đó, người mà bạn gọi sẽ gọi lại cho bạn, ngay khi hoạt động trở lại. Như thế dễ dàng và an toàn hơn”.

Nhiều nền tảng nhắn tin cho phép điều chỉnh biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể, đồng thời cung cấp những tính năng mà điện thoại bình thường còn thiếu. Để tránh gây căng thẳng, nhiều người thường gửi tin nhắn. Theo Cockram, những người mà bạn tin tưởng hay cảm thấy thoải mái thì hẵng gọi điện thoại, còn không thì chỉ cần nhắn tin.

Giáo sư tâm lý học Nick Haslam ở Đại học Melbourne, cho biết việc gọi điện thoại khiến mọi người cảm thấy bất tiện, và mất thời gian. Giáo sư nói, bạn có thể gửi tin nhắn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn, kể cả khi đó bên cạnh bạn có ai đi chăng nữa.

Bạn có thể gửi tin nhắn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn, kể cả khi đó bên cạnh bạn có ai đi chăng nữa. (minh họa: Unsplash)

Nhắn tin, email, thay vì gọi trực tiếp

Không chỉ người trẻ mới sợ những cuộc điện thoại, bây giờ người trung niên cũng thích sử dụng email để thay thế các cuộc gọi và tương tác trực tiếp. Họ có cùng quan điểm với người trẻ. Junpei Zaki, TikToker người Úc nói, các cuộc gọi điện thoại không xấu, nhưng đó chỉ là những công cụ để giao tiếp cho một mục đích cụ thể, hơn là “tám”. Đối với Zaki, việc duy trì cuộc trò chuyện qua tin nhắn và mạng xã hội dễ dàng hơn là trao đổi qua điện thoại.

Tiến sĩ Vicki Andonopoulos, Giảng viên Marketing tại Đại học Sydney, cho rằng tin nhắn hoặc email có thể chỉnh sửa trước khi gửi, hoặc thậm chí là soạn một bản nháp và gửi sau. Điều đó giúp giảm bớt áp lực như gọi điện trực tiếp. Thời gian và sự cẩn trọng khi nhắn tin khiến người ta tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng khi giao tiếp. Lối suy nghĩ này còn dẫn tới sự thay đổi của các phương thức giao tiếp tại nơi làm việc.

Với nhiều người, việc duy trì cuộc trò chuyện qua tin nhắn và mạng xã hội dễ dàng hơn là trao đổi qua điện thoại. (minh họa: Unsplash)

Nhưng giáo sư Haslam cho rằng dù sao, giao tiếp qua điện thoại cũng tạo cảm giác trung thực hơn, nên các cuộc gọi sẽ không bị khai trừ hoàn toàn, bởi như vậy sẽ mất đi tính xác thực và sự tương tác, vì hiểu thêm về một người qua cách người ta tương tác trực tiếp với bạn, không phải qua một đoạn văn bản dài mà họ đã soạn sẵn.

“Nhưng khi bạn không thường xuyên nói chuyện điện thoại trong thời gian dài, bạn sẽ nhận ra rằng mình nói năng không còn lưu loát, khó truyền tải thông điệp mà mình muốn nói,”  Andonopoulos nói. Cái gì cũng cần phải luyện tập mới có thể đạt được sự hoàn hảo, và nếu bạn ít gọi điện thoại, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng mỗi khi nhận điện thoại.”

Với Cockram và Zaki, các ứng dụng gọi điện video như FaceTime và Snapchat dành cho những người biết về nhau từ trước, thay vì những cuộc gọi số lạ mà mình không hề biết người gọi là ai. Nếu bạn chỉ muốn giải quyết một vấn đề nào đó trong trường hợp không mấy thân quen, thì chỉ cần tin nhắn là đủ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: