Ý nghĩa của hạn sử dụng ghi trên bao bì

Người tiêu dùng thường xuyên hiểu sai hoặc nhầm lẫn về các định nghĩa hạn sử dụng ghi trên bao bì. (minh họa: ĐT/SGN)

Nhãn ghi hạn sử dụng không phải là nhãn an toàn, biểu thị phẩm chất như người tiêu dùng lầm tưởng bấy lâu nay.

Joan Salge Blake, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Boston giải thích, người tiêu dùng thường xuyên hiểu sai hoặc nhầm lẫn về các định nghĩa hạn sử dụng và vô tình ném thức ăn ngon vào thùng rác. Chuyên gia cho biết thêm, sự hiểu sai này khiến người Mỹ vứt bỏ khoảng 1/3 số thực phẩm đã mua, lãng phí hơn $160 tỷ mỗi năm.

Chuyên gia dinh dưỡng Hilary Walentuck ở Anh chỉ ra, nhãn ghi hạn sử dụng không phải là nhãn an toàn, biểu thị chất lượng của sản phẩm như người tiêu dùng lầm tưởng bấy lâu nay.

Về cơ bản, có các định nghĩa về hạn sử dụng sau:

Best by: Chất lượng tốt nhất khi sử dụng trước hoặc trong ngày ghi trên bao bì.

Sell by: Thực phẩm vẫn dùng được sau ngày ghi trên bao bì nhưng chất lượng không còn như những ngày trước đó.

Best by: Chất lượng tốt nhất khi sử dụng trước hoặc trong ngày ghi trên bao bì.

Sell by date: Sản phẩm chỉ được bày bán trên kệ đến ngày ghi trên bao bì.

Use by date: Sử dụng trước ngày in trên bao bì, để quá ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Use by date: Sử dụng trước ngày in trên bao bì, để quá ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Expiration date: Sản phẩm sẽ hết hạn vào ngày in trên bao bì, nếu quá ngày, chúng không còn công dụng hoặc dinh dưỡng.

Theo Walentuck, về cơ bản, hạn sử dụng thể hiện ước tính của nhà sản xuất về thời điểm hương vị và kết cấu thực phẩm bắt đầu xuống cấp. Tuy nhiên, tùy theo loại thực phẩm, bạn có thể cân nhắc. Ví dụ, nếu những món đồ khô như bánh quy, khoai tây giòn… được bảo quản đúng cách thì dù quá hạn, bạn vẫn có thể sử dụng. Nhưng với các đồ tươi sống như thịt, cá, sữa bạn cần phải ăn khi chúng có chất lượng cao nhất, do đó, nên tuân thủ theo hạn sử dụng.

Làm thế nào người tiêu dùng có thể biết nếu thực phẩm đã hư hỏng?

Ngoài việc xem nhãn sử dụng, chuyên gia Walentuck cho rằng bạn có thể sử dụng năm giác quan: nhìn, sờ, ngửi, nếm hoặc nghe để kiểm tra xem thực phẩm có hỏng hay không. Ví dụ, bạn nên kiểm tra thực phẩm nó có nấm mốc hay không, kết cấu có khác với hương vị bạn mong đợi hay không? Nếu thực phẩm không có dấu hiệu hư hỏng thì có khả năng bạn sẽ không gặp vấn đề gì đáng lo ngại nếu ăn chúng.

Cần lưu ý kiểm tra xem chúng có hỏng hay biến chất không, bởi ăn thực phẩm hư hại có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: