Yêu mình, nhưng lại ghét mình, là sao?

(minh họa: Unsplash)

Nhiều người ái kỷ những lại thật sự có cảm giác chán ghét bản thân mà họ cố gắng che giấu hoặc bù đắp bằng hành vi phóng đại mọi thứ của mình. Nghe qua có vẻ trái ngược với lý thuyết.

Người ái kỷ hay tự luyến (Narcissism) có tính cách thường quan tâm thái quá đến vẻ bề ngoài hoặc hình ảnh của mình, cũng như chỉ chú trọng nhu cầu của bản thân họ, cho dù phải hy sinh lợi ích của người khác. Người ái kỷ thường yêu bản thân mình thái quá, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Sự thật là những người tự ái thường phải đối mặt với sự chán ghét bản thân và thiếu giá trị bản thân do bị chấn thương tâm lý từ nhỏ, bị bỏ rơi, nỗi lo sợ bị bỏ rơi, tự hủy hoại bản thân và hay chỉ tự trích mình một cách gay gắt. Vì sao?

Năm lý do những người ái kỷ lại ghét bản thân họ.

1.Bỏ mặc cảm xúc

Cảm xúc khi bị bỏ rơi vào thời thơ ấu thường tạo ra cảm giác bất an và không thỏa đáng đối với những người ái kỷ. Cha mẹ họ không hỗ trợ đầy đủ về mặt tinh thần, chấp nhận và quan tâm đến họ là những nguyên nhân chính khiến những người ái kỷ cảm thấy không được yêu thương và không xứng đáng.

Kết quả là, họ thường ghét bản thân vì cảm thấy mình không đủ tốt, không đủ thông minh hoặc không đáng được người khác yêu quý. Ví dụ, một đứa trẻ lớn lên với cha mẹ thường xuyên chỉ trích và không bao giờ thể hiện tình cảm có thể khiến cảm giác căm ghét bản thân trong đứa bé phát triển cho đến tuổi trưởng thành.

2.Chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Chấn thương tâm lý từ nhỏ, chẳng hạn như bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục, có thể để lại những vết sẹo lâu dài cho những người ái kỷ. Những chấn thương này sẽ tạo ra cảm giác xấu hổ, tội lỗi và vô giá trị mà rất khó có thể vượt qua. Những người ái kỷ có thể ghét bản thân vì không thể đối phó với những chấn thương tâm lý bằng một cách lành mạnh và cảm thấy cần phải dựa vào hành vi ái kỷ như một cơ chế phòng vệ. Ví dụ, một đứa trẻ bị lạm dụng thể chất thường cảm thấy xấu hổ và vô giá trị, điều này buộc chúng phải tìm đến sự công nhận và chú ý thông qua hành vi tự yêu bản thân.

3.Bị bỏ rơi

Những người ái kỷ thường có một nỗi sợ hãi sâu xa về việc bị bỏ rơi và từ chối. Họ có thể ghét bản thân vì cảm thấy mình phải liên tục phụ thuộc vào người khác để được công nhận và chú ý. Nỗi sợ hãi này khiến họ phải thực hiện những hành vi thao túng hoặc kiểm soát người khác để bắt hoặc giữ người đó ở gần bên họ. Ví dụ, một đứa bé lớn lên trong hoàn cảnh cha mẹ vắng mặt hoặc xa cách về mặt tình cảm sẽ nảy sinh nỗi sợ bị bỏ rơi, khiến cháu bé luôn tìm kiếm sự công nhận và chú ý từ người khác.

Những người ái kỷ thường có một nỗi sợ hãi sâu xa về việc bị bỏ rơi và từ chối. (minh họa: Unsplash)

4.Tự phá hoại bản thân

Những người ái kỷ thường tham gia vào hành vi tự hủy hoại bản thân, điều này là nguyên nhân khiến họ thiếu cơ hội thành công và xa vời với các mối quan hệ xung quanh. Họ có thể ghét bản thân vì không có khả năng kiểm soát hành vi phá hoại của mình. Ví dụ như một người từng có tiền sử hay lừa dối người yêu thường cảm thấy căm ghét bản thân vì không thể kiểm soát các cơn bốc đồng của mình, dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân.

5.Thường tự phê bình bản thân

Nhiều người tự yêu mình thường phê bình, coi thường và chỉ trích bản thân họ một cách gay gắt. Họ thù ghét bản thân vì không thể sống theo những kỳ vọng vô thực tế mà mình đặt ra. Những người ái kỷ hay tạo ra cảm giác nghi ngờ và kinh hãi về bản thân một cách liên tục, khó vượt qua. Ví dụ, một người không ngừng phấn đấu cho sự hoàn hảo có thể ghét bản thân vì không thể đạt được những tiêu chuẩn cao, không tưởng, khiến họ cảm thấy như mình vô giá trị và luôn nghi ngờ về bản thân.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: