Đối mặt với thử thách, đừng sợ thất bại!

(ảnh: Cara Fuller/Unsplash)

Cách dễ nhất để nhận ra tiềm năng của bản thân là bắt đầu sống một cuộc sống can đảm và thúc đẩy bản thân vượt ra khỏi mọi thử thách.

Vấn đề là có rất nhiều người quá dễ dàng để nỗi sợ hãi cản trở họ thực hiện những điều mà họ mong muốn. Như việc ngần ngại nộp đơn xin việc vì lo ngại về việc không đủ trình độ hay không, hoặc trì trệ việc tạo ra một sự thay đổi tích cực trong cuộc sống vì sợ mắc sai lầm.

Nếu bạn là một trong những người nói trên, đó là bởi vì tất cả mọi người đều trải qua nỗi sợ hãi. Đó là một cảm xúc tự nhiên của con người. Nhưng nếu lúc nào bạn cũng sợ sệt và tự hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu…” sẽ cản trở bạn trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Vượt qua nỗi sợ hãi đòi hỏi một chút hành động và dưới đây là năm cách để cách trở nên dũng cảm hơn:

1.Thừa nhận nỗi sợ hãi

Cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là vượt qua chúng và giành chiến thắng.

“Tôi phải nói một lời về nỗi sợ hãi. Nó là đối thủ duy nhất của cuộc sống. Đó là kẻ thù thông minh, phản bội. Nó không có phép lịch sự, không tôn trọng luật pháp hay quy ước, không có lòng thương xót. Nó đi đến điểm yếu nhất của bạn, nơi mà nó tìm thấy một cách dễ dàng.” –  Yann Martel, trong phim “Life of Pi”

Đó là một điều buồn cười, sợ hãi. Khi lớn lên, chúng ta nghĩ về những nỗi sợ hãi lúc còn nhỏ. Một ký ức tuổi thơ. Nhưng nỗi sợ hãi ẩn nấp ở khắp mọi lúc, mọi nơi.

2.Đừng tập trung vào điều tiêu cực

Mô hình tập trung vào tiêu cực làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Nó dẫn đến tất cả những thứ khó chịu, bao gồm lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, trầm cảm và chán nản.

“Đừng tập trung vào những điều tiêu cực. Hãy tập trung vào sự tích cực, và bạn sẽ phát triển.” – Alek Wek

3.Bắt đầu từng bước nhỏ

Việc này tốn ít thời gian và năng lượng hơn, ngăn chặn sự choáng ngợp cũng như tăng cường sự tự tin và động lực của bạn.

“Những chi tiết nhỏ rất quan trọng. Những điều nhỏ nhặt làm nên những việc lớn lao.” –  John Wooden

(ảnh: Hayley Murray/Unsplash)

Có một lý do thiết yếu khác để bắt đầu với quy mô nhỏ, nó cho phép bạn xoay vòng. Do đó, hãy ước mơ lớn và bắt đầu từ những việc nhỏ. Bạn không cần phải cam kết thực hiện những bước lớn và táo bạo, bởi vì tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện từng bước một. Hãy nhất quán, và rồi bạn cũng sẽ đến đích.

“Không sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên.” – Ngạn ngữ Trung Quốc

4.Tự khích lệ bản thân

Chọn những bài nói chuyện động viên tích cực tập trung vào giải pháp cho bất kỳ rào cản tinh thần nào. Thay thế “Mình không thể” của bạn bằng “Mình có khả năng”. Một chiến lược động viên khích lệ khác đã được thử nghiệm và chứng minh là nhắc nhở bản thân mục tiêu cuối cùng của bạn là gì và bạn sẽ đạt được những lợi ích gì khi đạt được chúng.

Bạn cần không gian giữa bản thân và cảm xúc của mình.

Điều nên làm là việc tự nói chuyện với mình nhưng giống như bạn nói về người thứ ba có thể giúp điều chỉnh căng thẳng đáng kể. Mặc dù nghiên cứu không xem xét cụ thể việc tự nói chuyện sử dụng đại từ nhân xưng là chính mình (tôi, chúng ta), nhưng các chuyên gia cho rằng việc sử dụng ngôi thứ ba khi tự đối thoại là có hiệu quả.

Ví dụ: Khi David không đạt được điểm cao trong bài thuyết trình, thay vì anh tự dằn vặt: “Tại sao mình chưa làm đủ tốt?”, thì hãy nói “Tại sao David chưa làm đủ tốt?”

5.Mong đợi những thất bại

Những người tin tưởng chân chính mong đợi những thất bại. Họ biết rằng cuộc sống đầy rẫy những trải nghiệm, với một số khó khăn hơn những trải nghiệm khác và một số gây ra thất bại.

Tuy nhiên với niềm tin, sự thuyết phục và cam kết mạnh mẽ, những người thực sự có niềm tin mãnh liệt sẽ phục hồi nhanh chóng, thậm chí còn tiến bộ hơn nữa, nhờ những gì họ học được từ thử thách.

“Thành công đến từ nhiều lỗi lầm. Điều quan trọng là cách mà chúng ta đã học được gì từ thất bại” – Christina Guidotti

Sự tiến bộ của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào cách mà họ nhìn nhận sai sót và phản ứng với nó. Những người đã đạt được thành công đều gặp thất bại nối tiếp thất bại. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn học được gì từ những sai lầm. Họ coi nỗi sợ hãi là một cơ hội thay vì một rào cản, một cơ hội để phát triển cá nhân, nghề nghiệp và cảm xúc.

Nỗi sợ hãi có thể hướng dẫn bạn đến những lĩnh vực cần nỗ lực nhất trong cuộc sống. Đừng sợ thất bại đến mức từ chối thử những điều mới.

Đáng buồn thay, cuộc đời này, không ít người cứ ngôi im và thắc mắc “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” hoặc ca thán “đáng lẽ…”, “nên là…”, để làm gì, khi mọi chuyện chưa diễn ra, hoặc đãxảy ra rồi, thay vì cứ thử đối mặt và mạnh dạn vượt qua thử thách, có phải tốt đẹp hơn không!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: