Im lặng không chỉ là vàng

Bạn đã bao giờ thử đi vào một căn phòng trống, đóng cửa lại sau lưng, ngồi trên sàn, nhắm mắt, chỉ còn lại sự im lặng và suy nghĩ trong phòng suốt 10 phút chưa? (minh họa: John Tuesday/Unsplash)

Bạn đã bao giờ thử đi vào một căn phòng trống, đóng cửa lại sau lưng, ngồi trên sàn, nhắm mắt, chỉ còn lại sự im lặng và suy nghĩ trong phòng suốt 10 phút chưa?

Đối với nhiều người, đó là một việc khá đáng sợ. Họ là những người sẽ không đi vào nhà vệ sinh mà không cầm điện thoại trên tay, luôn ngủ thiếp đi trong khi xem tivi và chỉ tập thể dục theo tiếng nhạc.

Sự phân tâm lớn

Ngày nay, thật khó để ngắt kết nối khỏi một số hình thức giải trí. Với vô số nguồn thông tin và những thứ gây mất tập trung, thật khó có thể không ngấu nghiến bất cứ thứ gì khiến bộ não chúng ta bận rộn. Đã bao nhiêu lần bạn thấy mình say sưa xem một chương trình mà bạn thực sự không quan tâm hoặc chỉ liên tục lướt qua điện thoại như một thói quen, mà không có lý do gì? Đó là lúc bạn lao vào các hoạt động mà mình không thật sự yêu thích, hội chứng sợ bỏ lỡ, hoặc việc đánh lạc hướng bản thân khỏi điều khiến nhiều người sợ hãi nhất: Suy nghĩ.

Tìm kiếm nhanh trên mạng sẽ dẫn bạn đến nhiều nghiên cứu (có thể không có gì ngạc nhiên) kết luận rằng tỷ lệ các rối loạn liên quan đến lo lắng và trầm cảm tăng đều đặn trong thế kỷ qua và đã đạt đến mức chưa từng thấy trong thập niên qua. Tại sao vậy?

Bộ não ngày nay đã được tạo điều kiện để kích thích liên tục. Để bản thân suy nghĩ trong hơn một vài giây và hầu hết chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy vô độ khi với tay và chạm vào điện thoại của mình. Chúng ta cố gắng xua tan nỗi sợ hãi và lo lắng của mình thông qua giải trí thay vì đối mặt với những suy nghĩ của bản thân. Tại sao không? Vì nó có vẻ dễ dàng hơn theo cách đó. Lúc nào cũng cắm đầu vào thứ gì đó là chuyện bình thường. Nhưng thật ra nó không bình thường.

(minh họa: Unsplash)

Sự im lặng có tác động đến bộ não

Tất cả chúng ta đều có những lo lắng và những suy nghĩ rắc rối cứ luẩn quẩn trong tâm trí, cho dù có muốn hay không. Như việc căng thẳng về việc mất tiền, giấc mơ không thành, mối quan hệ tan vỡ, nhưng lại không thể giải quyết những vấn đề này nếu không cho bộ não thời gian và khoảng lặng cần thiết để hít một hơi thật sâu, thư giãn và cảm nhận mọi thứ.

Một bài báo gần đây trên Healthline.com nói rằng có một số lợi ích về tâm lý và thậm chí cả thể chất khi thỉnh thoảng mang lại cho bộ não của bạn một chút bình yên và tĩnh lặng. Những lợi ích này bao gồm: Hạ huyết áp; Cải thiện sự tập trung; Làm dịu chuỗi suy nghĩ; Kích thích não bộ phát triển; Giảm cortisol; Kích thích sáng tạo; Cải thiện chứng mất ngủ; Nâng cao chánh niệm.

Vì vậy, hãy nghĩ đến bản thân một chút. Tìm một nơi yên tĩnh, đặt giờ trên điện thoại trong mười phút, để chiếc điện thoại đó bên ngoài phòng và đóng cửa lại. Ngồi trên sàn nhà hoặc trên chiếc ghế yêu thích, nhắm mắt lại và để mọi thứ, thể xác lẫn tâm hồn, tĩnh lặng.

Bạn có thể gọi đó là thiền định, sự tập trung, hay bất kì điều gì mà mình muốn, miễn là bạn sử dụng thời gian để thực sự trải nghiệm tâm trí của mình.

Lần đầu tiên thử, nó sẽ cho bạn cảm giác giống như mình vừa trải qua một khoảng thời gian vô tận, nhưng hãy biến nó thành một thói quen hằng ngày và bạn sẽ nhận ra rằng mình thực sự thích lắng nghe bản thân, lắng nghe những ý tưởng của chính mình và trải nghiệm những khoảng lặng nhỏ nhoi này.

Người ta nói rằng tâm trí của chúng ta trải qua hơn 6,000 suy nghĩ mỗi ngày, lẽ nào bạn không quan tâm lắng nghe xem những suy nghĩ ấy nói gì với mình?

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: