Những lá thư

Minh họa: pexels-suzy-hazelwood
Share:

Pulautengah, ngày 25 tháng 12 năm 1980

Kính thưa Ba Mợ,

Xin kể lại Ba Mợ hay về hành trình của con:

Chiều 29 Tây, con chia tay Mợ ở công trường Quách Thị Trang, bắt đầu cuộc hành trình bằng xe đạp với anh Được và một anh nữa ra bến đò Thủ Thiêm. Qua đò xong đi tiếp tới Cát Lái là đã 6 giờ chiều. Trời tối mù mịt. Lại qua phà rồi mới đạp xe tiếp ra Long Thành tới Bắc Minh lúc 9 giờ tối. Đường đi tới Bắc Minh mất nhiều thời gian vì tối quá không thấy gì cả chỉ lần mò áng chừng nên rất chậm.

Tới nơi, vào nhà nghỉ một chút khoảng nửa tiếng thì chủ nhà dắt hai chúng con ra ruộng nằm, còn anh cùng đi thì xuống chuồng heo. Bọc quần áo và dép họ bắt bỏ lại. Nằm ngoài ruộng đến tờ mờ sáng thì được dẫn qua một nhà khác, ở đây thêm một ngày một đêm. Vì du kích hay lùng sục ban đêm nên đêm tụi con phải ra ruộng nằm. Gần sáng ngày thứ hai, bắt đầu đi tiếp, con chỉ kịp lấy theo gói thuốc Tây, đi băng qua ruộng khoảng năm cây số. Thuốc Tây ướt, quần áo rách nên bị muỗi và vắt cắn đau quá chừng.

Sau đó, có năm người nữa được dẫn tới từ hướng khác. Trời sáng hẳn, thấy trước mặt là sông. Một lúc sau, có hai chiếc xuồng làm củi đến chở chúng con ra địa điểm hẹn với tàu lớn. Có thức ăn trên xuồng, nhưng ban ngày phải vào rừng, đêm xuống mới ra nằm ở xuồng. Cứ như thế mấy ngày, hết thức ăn mà ghe tiếp tế không ra. Mọi người phải góp tiền lại cho một ghe về làng mua thực phẩm.

Về làng mới hay mấy ghe chở người ra sau đều bị bắt hết, trong đó có người nhà của bác Tư. Nghe tin đó chúng con thấy mình bị kẹt đi không được mà về không xong vì đã bị du kích bố ráp chận đường hết rồi. Qua ngày hẹn, tàu lớn cũng không xuống được. Đành án binh bất động tại chỗ mấy ngày nữa. Thức ăn lại hết, chúng con quyết định tối đó mà tàu lớn không ra phải đành liều quay về. Bất ngờ đến nửa đêm thì tàu ra. Nói là lớn nhưng thực tế tàu chỉ dài có mười thước rưỡi, rộng hai thước hai chứa tới hai mươi bảy người.

Chúng con bắt đầu hành trình trên biển. Chạy được hai ngày hai đêm thì ra khỏi hải phận. Vừa lúc đó gặp được hai tàu khác nhưng họ không vớt nên lại đi tiếp. Hai ngày dưới hầm tàu bị say sóng chẳng ăn uống gì. Đến ngày thứ tư, máy bắt đầu hư, tính cặp vào dàn khoan dầu của Thái Lan nhưng họ không cho chĩa súng bắt lui ra. Chúng con phải đi tiếp bằng buồm nên phải theo hướng gió. Đến ngày thứ bảy thì hết nước uống và lương thực còn rất ít. Vấn đề là ăn lương khô vào thì khát nước mà lại không có nước. Múc nước biển uống càng khát thêm. Nước ngấm vào thuyền phải tát vì máy bơm không còn hoạt động.

Qua ngày thứ tám gặp được tàu hàng của Thái Lan. Lúc họ quăng dây qua thì mình chụp không trúng và bị gió thổi đẩy ra xa. Họ bèn cho người nhảy xuống biển cầm dây bơi qua, nhưng gió thổi mạnh đẩy thuyền mình ra xa hơn nữa. Thế là họ bỏ. Tính ra từ lúc đầu tiên gặp hai tàu lớn đến nay, chúng con đã gặp tổng cộng hơn mười lăm tàu đánh cá và ba dàn khoan nhưng không được vớt. Mệt mỏi, không ai buồn tát nước nữa. Có chị vợ anh Tài con bác Tư thiếu nước bị mê sảng gần chết…

Một màn không khí ảm đạm bao phủ khắp tàu. Tối hôm đó trời mưa bão, gió đánh gãy cột buồm, thuyền trôi vô định. Hứng được hơn trăm lít nước mưa, mọi người tỉnh táo hơn chút nhưng lại lạnh run vì ướt. Đêm đó vui vì có nước nhưng thật sự kinh hoàng vì thuyền đã bị rách mướp te tua như đang hấp hối.

Tờ mờ sáng ngày thứ chín thì nhận ra một dải đất liền mờ mờ đằng trước mũi tàu. Sửa sơ cột buồm để đi tiếp, nhưng khi vào gần bờ thì bị gió thổi ngang và sóng ngược nên thuyền không tiến thêm được. Đợi một lúc, thấy có tàu đánh cá Malaysia ra kéo chúng con vào bờ. Tháo đồng hồ và vàng ra đưa cho họ để đổi thức ăn và nhờ đi kêu police.

Ở trên đảo Putdone hai ngày thì làm xong thủ tục giấy tờ. Police dùng tàu chở mọi người vào thành phố của Malaysia. Đến đó, tất cả tập trung trong hội quán chờ chích ngừa uống thuốc rồi mới sang trại tập trung của người Việt ở Pulautengah. Thành phố của Malaysia thật đẹp nhưng suốt ngày không thấy ánh mặt trời vì quá nhiều nhà cao tầng. Người dân ăn uống đầy đủ sạch sẽ. Ra đi để thấy người mình ra đi rất nhiều. Trong vòng hai ngày ở đó thấy liên tiếp hai tàu khác đến: Một chiếc từ Phú Khánh, hai mươi sáu người; chiếc kia từ Minh Hải tới, một trăm ba mươi sáu người.

Sau khi xong mọi thủ tục, tàu chúng con mới chính thức vào trại tập trung ở đảo Pulautengah vào ngày 20 Tháng Mười Hai 1980. Tóm lại, tàu chúng con đi trên biển chín ngày thì chỉ chạy máy có bốn ngày còn năm ngày chạy bằng buồm. Chạy bằng buồm trên biển rất mạo hiểm vì phải theo hướng gió mà nhiều khi không cùng với hướng mình muốn đi. Dù sao thì con cũng đã tới nơi bình an.

Thời gian này, con phải tự túc mọi sinh hoạt hàng ngày và học sinh ngữ. Ở đây ngày rất ngắn. Con viết ngắn nhưng con trông thư gia đình còn hơn mong thịt gà ở đây. Xin Ba Mợ giữ gìn sức khỏe, ăn Tết vui vẻ vì con đã may mắn đến được bến bình an. Mong cho gia đình mình sớm xum họp.

Đứa con thân yêu của Ba Mợ.

__________

Taylorsville, July 2nd, 1982

Ba Mợ kính mến,

Con vừa nhận được thư nhà, vội hồi âm liền cho gia đình khỏi mong. Con cảm thấy rất lo lắng thương Ba Mợ khi thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình. Con đã khóc và khóc thật nhiều để Đức Mẹ và Chúa Jesus nhìn thấy mà cứu giúp. Ba nói con đừng lo nhưng làm sao mà không lo cho được. Con thật không biết làm sao.

Anh Châu, em thấy anh thật cao cả và rộng lượng biết bao. Anh đã dạy em những điều cao đẹp nhất mà em chưa hề nghe tới. Tiếc cho anh số phận long đong xây mộng không thành. Em xấu hổ không được bằng ngón tay út của anh. Em Đài, anh cám ơn em đã thay anh giúp Mợ buôn bán. Anh thấy em đã lớn và mong em sẽ không quên một người anh đang lưu lạc ở xứ người.

Phần cu Tí, anh chắc rằng cu Tí rất ngoan. Nếu anh thấy phương tiện gởi hàng dễ dàng sẽ tìm cho em ít đồ chơi nhé. Đồ chơi ở đây không rẻ nhưng rất hay. Anh chắc là cu Tí thích lắm. Ngoan nghe lời Ba Mợ anh thương.

Chị Quyên, em biết chị vất vả nhiều trong việc nhà và chuyện học ở trường. Em lo lắng cho sức khỏe của chị. Nếu chị cần thuốc bệnh gì thì viết thư cho em hay nhé. Em thương chị nhiều lắm.

Phần con ở đây, con vừa được chuyển qua một căn nhà khác vào tháng trước. Căn nhà này cùng thành phố với căn đầu tiên khi con mới đến. Gia đình này cũng đỡ. Hiện tại con đang nghỉ hè và vừa kiếm được việc làm sau một tuần đi chơi biển với tụi bạn. Chuyến đi chơi thật hấp dẫn. Giờ con trở lại với công việc của con là việc dành cho học sinh làm mùa hè với mức lương ba dollars mỗi giờ. Như vậy hết hè con sẽ kiếm được khoảng chín trăm dollars thêm một trăm dollars đã có tổng cộng sẽ là một ngàn dollars. Con dự định mua một cái xe hơi, con đã có bằng lái rồi.

Con luôn cầu nguyện cho gia đình mình sớm xum họp mỗi tuần ba lần ở nhà thờ. Xin Ba Mợ giữ gìn sức khỏe.

Con của Ba Mợ.

_______

Matthews, June 9th, 1984

Ba Mợ kính mến,

Con vừa thi xong với kết quả ưu hạng nhưng lại nhận được thông báo là không chắc được đậu vì đã không lấy môn ngoại ngữ là môn bắt buộc. Con có trình bày Anh văn đã là ngoại ngữ của con vì con là học sinh ngoại quốc. Sau một tuần, nhà trường quyết định cho con đậu ưu với tư cách là học sinh ngoại quốc như trường hợp ngoại lệ. Con vội lên trường đại học của tiểu bang nộp đơn xin vào học và đóng lệ phí. Tổng số học phí là bốn ngàn dollars cho một năm học. Nhà trường cho học bổng hai ngàn tám, nên con phải mượn thêm tiền trong nhà băng.

Con vẫn mạnh khỏe hơi đen một tí vì con đi làm full time để trả nợ tiền vào đại học và cũng đi bơi nhiều cho đội bơi đia phương. Con gởi Ba Mợ xem tấm thiệp con học xong trung học. Mùa Thu con sẽ nhập học ở North Carolina State University tại Raleigh. Bây giờ chỉ còn vài tháng ở Charlotte, nơi con sống hơn hai năm qua với gia đình bảo dưỡng, con vừa đi làm vừa chơi với bạn bè mà con quen rất nhiều ở đây. Khi con nhập học có gì mới con sẽ viết về báo Ba Mợ biết. Xin Ba Mợ giữ gìn sức khỏe.

Con luôn nhớ về gia đình, mong sớm đến ngày đoàn tụ.

_______

Greensboro, Oct 4th, 1984

Fr: Lutheran Family Services

Kính Ông Bà,

Chúng tôi báo tin ông bà biết cháu Chí bị tai nạn trên đường về lại trường ngày Chúa nhật 30 Tháng Chín 1984 vào lúc khoảng 7 giờ tối. Cảnh sát xa lộ đã đưa cháu vào nhà thương North Carolina Memorial Hospital ở thành phố Chapel Hill cấp cứu và tin cho gia đình bảo dưỡng ở Charlotte hay. Gia đình bảo dưỡng đã báo cho hội thiện nguyện chúng tôi. Bà giám đốc của chương trình tị nạn và một nhân viên lái xe xuống nhà thương. Đến nơi khoảng 12 giờ khuya thì được các bác sĩ báo tin sau năm tiếng đồng hồ làm đủ mọi cách cứu sống với những phương tiện tối tân nhất nhưng tiếc rằng cháu đã không qua khỏi vì cháu bị nhiều vết thương nặng hôn mê không tỉnh lại.

Trong lúc gia đình ông bà còn ở Việt Nam, hội thiện nguyện chúng tôi liền thay mặt sắp xếp đưa cháu đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thi hài cháu được đưa từ nhà thương về nhà quàn ở thành phố Charlotte, sửa soạn ăn mặc chỉnh tề để bạn bè quen thuộc đến thăm viếng suốt ngày 2 Tháng Mười. Trưa ngày 3 Tháng Mười, lễ cầu nguyện cho cháu theo nghi thức Thiên Chúa Giáo được cử hành chuẩn bị ra mộ. Tham dự tang lễ có khoảng trên dưới một trăm người Mỹ và hai mươi người Việt trong đó có một số các em cũng trong chương trình Minor với cháu. Tất cả đều thương tiếc và khóc rất nhiều. Đoàn xe ra nghĩa trang có cảnh sát dẫn đầu dài khoảng một cây số rưỡi. Đám tang rất trọng thể.

Chúng tôi rất lấy làm đau buồn đã mất cháu. Chúng tôi đưa các em Minor từ các trại tị nạn vào Mỹ, theo dõi chăm sóc từng bước một, phối hợp với gia đình bảo dưỡng thiết lập kế hoạch để tạo cho các em một tương lai rực rỡ ở đất nước này và có cơ hội mang gia đình ruột thịt qua Mỹ. Nửa đường cháu Chí đã rời xa vĩnh viễn. Còn có cái thương xót đau buồn nào hơn. Chúng tôi chân thành chia sẻ với ông bà nỗi đau buồn này. Chúng tôi cầu nguyện Ơn Trên ban nhiều ơn phước cho Ông Bà và hoan hỉ đón cháu về Nước của Ngài.

Chân thành,

Lutheran Family Services of North Carolina.

__________

Minh họa: Pixabay

October 31st, 1984

Dear Mr. and Mrs. Bui

My name is Terri Owens. I was not sure if I should write because I do not want to stir up any sad feelings, but I wanted to let you know about Chi’s life in the United States.

I met Chi this last summer. We were at the swimming pool up the street. It was Chi, a lot of our friends, and me. It was June 17th, and we were talking about birthdays. Chi asked me when my birthday was and I said, “Today”. He didn’t believe me at first, but later that day he brought me a birthday card. That was beginning of a wonderful friendship between us.

Chi was a beautiful and fun person. He had many, many friends and not one enemy. He always had a warm, friendly smile on his face, and could make anyone smile. As Chi’s and my friendship developed, we grew closer to each other’s hearts.

When August came around, it was time for Chi to go off to college. We took some picture of each other, promised to call, and write each other, and he promised to come back and see me. Chi came to see me three times. The last time was the weekend of September 29th, 1984. On Sunday, he had to return to school, he stopped by my house, brought me flowers, told me never to call or write again, but promised to come back at Christmas and on my birthday.

Your son, Chi Huu Bui, was a great joy in everyone life, but especially in mine. I loved Chi with all my heart as many people did. Chi was the greatest thing that has ever entered my life. He made me laugh and helped me be myself. He always telling me he could not wait until he could see his family.

The funeral ceremony was very pretty, even though I watched it through tear filled eyes. I met many other friends of his. There were at least one hundred people at his funeral.

I’m not sure if Chi ever wrote you and said anything about me, but we were very close to each other. I hope I have helped to relieve any of pain, and I haven’t started any more pain or sad feelings.

Yours truly,

Terri Owens

________

Minh họa: Pixabay

November 30, 1984

Dear Mr. and Mrs. Bui

Please allow me to introduce myself. My name is Rosemary Owens and my daughter, Terri, and your son, Chi, were very good friends. They had only gotten to know each other this past summer, but in that short time, they grew very fond of each other and our whole family came to love Chi very much.

I must admit that this is a very difficult letter for me to write, but it is a letter that I want to write, and I just hope it will not bring you too much pain as you read it.

As I’m sure you know, Chi had lived with the Smith family for the past two years. The Smith live in the same neighborhood that we live in. Our neighborhood has a community swimming pool where Terri and Chi were on the swimming team, so they spent a lot of time at swimming pool this summer. As summer went on, they became better and better friends and began going out together. They seemed to enjoy each other’s company and had many good times together. They went swimming together almost every day, bike riding, to the movies and to play Putt-Putt golf.

Chi was a wonderful young man who had so many friends. He always had a smile on his face, and he brought happiness into the life of everyone who knew him. You can be very proud that Chi was your son. During the time Chi lived in the United States, he had learned to speak English language very well. He had also done very well with his schoolwork and, of course, had just started to college. He excelled in mathematics and in working with computers.

In addition to my daughter, Terri, I also have a son, Jim, who is the same age as Chi. Jim and Chi had also become good friends. Sometimes Jim and his girlfriend and Chi and Terri would go out together. My husband’s name is also Jim and he admired Chi very much. Our whole family has been so heartbroken by his death. If we could only just wake up and discover this was a bad dream! Our daughter has been extremely upset since this happened. She cared for Chi very much. In fact, our whole family has grieved so much. Chi will never be forgotten.

I’m sure this letter will bring you pain as you read it, but I did want so much let you know how much your son was loved by all of us.

May God be with you now and forever.

Sincerely,

Rosemary Owens

__________

North Carolina State University

January 2, 1985

Fr: Office of the Chancellor

Dear Mr. Bui

I wish to express the greatest sympathy to you and your family in the tragic death of your son, Chi. We are honored to have had him as a student at our University and we know you were very proud of him. The tragedy is all the greater because were hopefully to join him soon.

I extend to you my best wishes in your efforts. I hope someday to meet you here in the United States.

Sincerely,

Bruce R. Poulton

Chancellor

_____________

Muôn nẻo đường đời (những chuyến ra đi và những điều kể lại) – cuộc thi do báo Saigon Nhỏ tổ chức, dành cho mọi người Việt ở mọi nơi trên thế giới, với giải nhất $5,000 trong tổng giải thưởng gần $30,000. Bài vở xin gửi về [email protected]. Vui lòng xem Lời mời cuộc thi để biết thêm chi tiết.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: