Lệnh gọi “học tập cải tạo”, một vết chém cay nghiệt!

Ngày 1 Tháng Sáu 1975 sẽ khó thể nào quên với hàng triệu người miền Nam

Tháng Năm, miền Nam vừa trải qua một tang thương của một cuộc chiến kết thúc không bằng tiếng súng mà bằng một sự im lặng ngột ngạt. Và ngày 1 Tháng Sáu năm 1975, lệnh trình diện “học tập cải tạo” được ban hành.

Tưởng chừng chỉ là một thông báo hành chính, nhưng đối với hàng trăm ngàn gia đình, đó là bản án treo lơ lửng không tuyên bố, một vết chém lạnh lùng rạch ngang đời sống của bao con người vừa bừng tỉnh sau cơn địa chấn lịch sử.

Từ sáng sớm hôm ấy, cả miền Nam rúng động. Loa phóng thanh vang lên khắp ngõ phố Sài Gòn – Gia Định, Huế, Cần Thơ, Vũng Tàu… Mỗi từ, mỗi chữ trong thông báo đều như mang theo hơi lạnh của rừng sâu, của dây thép gai, của cái đói chưa đến mà đã thấy trong ánh mắt những người đọc qua:

“Sĩ quan, viên chức, cảnh sát, công chức chế độ cũ… phải trình diện học tập cải tạo trong 10 ngày…”

Chỉ “mười ngày” – một lời hứa nhẹ nhàng đến cay nghiệt. Người dân biết: đó là lời tiễn biệt, không phải cuộc hẹn trở về.

mẹ – lệ chảy dài
thu xếp bọc hành trang
cha – nhìn đàn con thơ
mắt ngậm lời vĩnh biệt

Các bà mẹ lặng lẽ khâu tên con vào ống quần lính cũ, vợ gói gạo rang, muối hột, viên thuốc cảm cuối cùng. Không ai khóc, nước mắt đã cạn khô, chỉ còn đôi môi mím chặt như muốn gào lên nhưng không dám. Không tiếng khóc, nhưng từng mái nhà rền rĩ những uất ức không lời. Phút giây đó, mọi ngôn ngữ đều trở nên bất lực.

Tôi ngỡ ngàng sợ hãi:
HẠNH PHÚC – phải chăng là ra đi mất bóng
và TỰ DO
là giam đời trong trại tập trung?
.
Và rồi, từ ngày 1 Tháng Sáu ấy, những trại cải tạo mọc lên khắp rừng núi phía Bắc, Tây Nguyên, rìa biên giới. Không ai biết chính xác bao nhiêu người bị đưa đi. Họ trở thành những cái bóng không tên, sống trong đói khát, bệnh tật, cô lập, và thời gian bị tước mất.

Ở quê nhà, người thân của họ sống từng ngày như trong tang lễ kéo dài không hồi kết. Những đứa con bị khước từ tương lai chỉ vì cái họ mang danh “con ngụy”. Những người vợ gầy rạc, chống gậy bước qua năm tháng, vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa làm chứng nhân cho một nỗi đau bị cấm gọi tên.

Ngày 1 Tháng Sáu năm 1975 – không phải chỉ là một ngày trong lịch sử, mà là khởi đầu của một chương bi tráng và tàn khốc, nơi quyền lực không cần đến súng đạn nữa – chỉ cần một thông báo và sự im lặng của cả một xã hội.

Đó là ngày mà hàng trăm ngàn con người bước vào bóng tối – lặng lẽ, không tiếng khóc, không huy chương, không kháng cự – chỉ còn lại niềm kiêu hãnh bị nghiền nát, và nỗi đau ngấm sâu, không thể gột rửa bằng thời gian.

Ngày 1 Tháng Sáu, ngày bắt đầu cho những nghiệt ngã đau thương!

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Ai viết? và AI viết
“Ai viết?” có nghĩa là “Người nào viết?” “AI viết “ có nghĩa là “Artificial Intelligence viết.” Chuyện là thế này! Xuân, một cô bạn thời trung học gởi cho tôi cái…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tái hôn
Tôi trợn mắt: – Mắc mớ gì biểu em tái hôn? Hãn lắc đầu: – Ai mà biểu được em. Anh chỉ đề nghị vậy thôi. Tôi la lên: –…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: