Tìm hài cốt quân dân cán chính VNCH

Cơ Sở Dữ Liệu VNCH
Những người lính cuối cùng của quân lực VNCH năm 1975 (ảnh: Francoise De Mulder/Roger Viollet via Getty Images)

Trong một đêm khuya, mẹ tôi nghe tiếng la kêu từ nhà hàng xóm. Một người phụ nữ khóc nức nở. Mẹ tôi chạy ra hiên sau và hét lên: “Chuyện gì vậy Trưng?” “Thím Năm, người ta bắt ông Minh đi rồi! Cách mạng đã bắt ông Minh. Họ vừa dẫn ổng đi rồi. Ôi, thím Năm! Ôi, trả lại chồng cho tôi!”

Kể từ đêm đó năm 1973, Minh, một người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã biến mất. Người ta đồn rằng ông và nhiều người khác đã bị quân Việt Cộng dẫn đi, bị sát hại và chôn ở đâu đó trong một ngôi mộ tập thể…

Phần trên là một trong những câu chuyện phổ biến về sự mất tích của những quân nhân VNCH. Có bao nhiêu trường hợp “mất tích bí hiểm” như vậy, mà nay, với thời gian, có còn ai nhớ và còn bao nhiêu người quan tâm đến? Hiện người Mỹ vẫn còn khoảng 1,500 người mất tích tại Việt Nam, Lào, và Campuchia, nhưng mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ chi ra chừng $100 triệu để tìm hài cốt của những người ấy. Nỗ lực này bắt đầu từ năm 1973, khi người Mỹ bắt đầu rời Việt Nam sau Hiệp Định Paris.

Chính quyền Việt Nam hiện vẫn có những nỗ lực tìm 300-500 nghìn quân lính của họ còn mất tích. Và nay, vì mục đích nhân đạo và địa chiến lược, Hoa Kỳ đã cam kết giúp chính quyền Việt Nam tìm hài cốt của quân lính của họ (nhưng cũng với hàm ý rằng sẽ tìm hài cốt quân lính Việt Nam Cộng Hoà).

Trong chiến tranh, Việt Nam Cộng Hoà mất chừng 300-700 nghìn người, nhưng ở thời điểm hiện tại, không ai biết được bao nhiêu trong số đó vẫn còn mất tích trên những chiến trường hay các tù giam. Con số đó có lẽ không là 300-500 nghìn người như con số quân lính cộng sản vẫn còn mất tích, nhưng nhất định không ít hơn con số 1,500 của người Mỹ. Nhưng dù gì, con số đó tồn tại.

Tuy vậy, những người đã hy sinh vì lý tưởng hay do bởi mối quan hệ với Việt Nam Cộng Hoà hầu như đã không còn trong tâm tưởng và trí nhớ của đại đa số, ngoài một phút mặc niệm chúng ta dành cho họ trong những ngày trọng đại. Điều này dễ hiểu bởi người Việt, những người có liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà, đã mất và phải vất vả quá nhiều sau biến cố 1975 nên khó trách là chúng ta có thể làm gì hơn (nhất là ở thế hệ lớn).

Thiết nghĩ, sau thời gian bôn ba để định vị mình trên mảnh đất này, nay, chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những người đã nằm xuống và mang lại sự an ủi cho gia đình của họ, và đặt lại vấn đề tìm hài cốt quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà với chính quyền Hoa Kỳ và Việt Nam.

Vì lẽ đó, Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ (Vietnam Center & Archive), qua sự đại diện của Tiến Sĩ Alex-Thái Đình Võ, giáo sư nghiên cứu thuộc Đại Học Texas Tech University, Lubbock, Texas, đã thành lập dự án nhân đạo nhằm nghiên cứu và tạo dựng cơ sở dữ liệu về những người mất tích do chiến tranh, bao gồm những người mất tích trong thời chiến và hậu thời chiến như trong các trại tù.

Mục đích là để có đủ thông tin cần thiết để giúp vận động việc định vị và tìm hài cốt quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà. Thành lập năm 1989, Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ là cơ sở phi chính phủ có số tài liệu lớn nhất về Việt Nam và chiến tranh Việt Nam, trong đó có nhiều tài liệu về Việt Nam Cộng Hoà cũng như người Mỹ gốc Việt.

Để làm được điều đó, Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ khẩn cầu sự cộng tác và giúp đỡ của quý vị ở đây và khắp nơi trên thế giới. Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ ở Đại Học Texas Tech đã tạo một trang mạng với biểu mẫu khảo sát để những ai có thông tin về quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn bị mất tích có thể nhập những thông tin cần thiết để Trung Tâm tạo nên cơ sở dữ liệu cần thiết ấy. Ngoài việc nhập thông tin, Trung Tâm xin nhờ quý vị giúp chúng tôi phổ biến thông tin về dự án này và động viên người người chung tay tạo dựng cơ sở dữ liệu này.

Để nhập thông tin, xin vào trang mạng với địa chỉ (có phần tiếng Anh và tiếng Việt).

Nếu có những thắc mắc, xin liên lạc Alex-Thái trực tiếp qua email [email protected] hoặc [email protected].

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: