Chống dịch – Mắc dịch

Trong cơn đại dịch cúm Vũ Hán, chính quyền Việt Nam đưa ra nhiều biện pháp chống dịch hết sức tào lao.

Xài tiền mới thì không mắc dịch?

Hơn một tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo ngân hàng các tỉnh, thành phố đưa tiền mới vào lưu thông ‘để tránh coronavirus lây qua giao dịch tiền mặt’.

Với số lượng tiền cũ quay vòng nhận về từ khách hàng, các ngân hàng sẽ tạm thời để ‘lưu’ trong khu vực cách ly với thời gian đủ lâu và đưa vào sử dụng ở ‘thời điểm thích hợp’. Bao giờ thì đủ lâu? Và thời điểm nào là thích hợp?

Tiền giấy cũ sẽ bị ‘cách ly’

Tung tiền mới, ‘cách ly’ tiền cũ, là vì chưa có đủ phương tiện để khử trùng tiền giấy. Và dù nếu có ‘máy khử trùng tiền giấy’ đi chăng nữa, việc khử trùng tiền sẽ gây chậm trễ, gián đoạn trong giao dịch. Họ sợ như vậy đấy!

Trong khi chưa có máy khử trùng tiền, và biết virus không thể sống sót ở nhiệt độ cao, cư dân mạng đã post hình ảnh dí dỏm – phơi tiền dưới nắng để diệt virus. Hình: FB

Hiện nay tại Việt Nam, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Lo sợ nếu đem ‘cất kho’ lượng tiền khá lớn đang giao dịch, thì sẽ không đủ tiền cho dân xài, nên phải đưa tiền mới vào lưu thông. Nhưng tiền mới in lúc nào mà yêu cầu đưa ra lưu hành nhanh quá vậy?

Hóa ra lượng tiền mới in đã xuất hiện từ cuối năm 2019, sau khi Nhà máy In tiền Quốc gia báo lỗ hơn 11 tỷ VNĐ hồi tháng 8-2019. Hèn chi, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, những người rút tiền từ các cây ATM ở các ngân hàng, đều nhận được tiền ‘mới cứng’, đa số là giấy tiền 500.000 VNĐ – mệnh giá cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Vấn đề là dù tiền mới, hay tiền cũ, thì con coronavirus một khi đã xuất hiện, nó cũng chẳng tha ai. Hà cớ gì lấy lý do phòng, tránh dịch bệnh để che lấp việc in tiền vào mục đích khác.

Chống dịch bằng… giấy cam kết

Bản cam kết phòng chống dịch mà mọi người đều phải ký tên chịu trách nhiệm.

Mấy hôm nay, người dân nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam được yêu cầu phải ‘cam kết chống dịch’ bằng cách ký tên vào một tờ giấy không biết cấp nào soạn thảo, có nội dung “tôi cam kết với ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm hô hấp do chủng mới của virus corona phường/xã; quận/huyện… sẽ tự giác thực hiện và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh như (…). Dòng cuối có đoạn: nếu không thực hiện những điều này thì sẽ bị xử phạt theo điều 10, điều 11 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Nghị định 176/2013. Hai điều này quy định người dân sẽ bị phạt tiền – mức xử phạt cao nhất là 30 triệu VNĐ (gần 1.300 USD), nếu không tham gia chống dịch. Hú hồn! Ở Trung Quốc, người nào không tham gia chống dịch sẽ bị kết án tù chung thân hoặc thậm chí tử hình.

Nhưng vấn đề là nếu có ký cam kết, thì ai là người giám sát? Ai đi xử phạt? Và một khi người dân đã ‘cam kết’ thì chính họ phải chịu trách nhiệm. Rõ ràng trái bóng ‘trách nhiệm’ đã được chuyền qua chân ‘người dân’. Qua những giải pháp chống dịch ‘mắc dịch’ kiểu này, mới lộ rõ ‘tài năng’ lãnh đạo của “chính quyền CHXHCNVN”.
P.V

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Bài Mới

Quảng Cáo
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: