Los Angeles thiếu hụt ngân sách trầm trọng cho hệ thống công viên

Los Angeles. (Hình minh họa: Anthony A/Unsplash)

Los Angeles xem xét một loạt đề xuất cắt giảm trong tuần này khi thành phố phải đối mặt với khoản thâm hụt $469 triệu trong năm nay, gây nguy hiểm cho hệ thống công viên vốn đã yếu kém của thành phố.

Những người ủng hộ công viên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tồi tệ của các công viên thành phố ở Los Angeles.

Cuộc khủng hoảng ở những công viên địa phương đang trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh việc bảo trì liên tục bị trì hoãn, số tiền hiện có đang cạn kiệt và nguy cơ cắt giảm ngân sách.

Sở Giải Trí và Công Viên (Department of Recreation and Parks-DRP) thành phố đồng ý và chỉ ra vấn đề nghiêm trọng khác: những kẻ phá hoại đã làm hư hại tài sản của công viên, khiến tìn trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn và việc sửa chữa gần như không thể thực hiện được.

Cathie Santo-Domingo, trợ lý tổng giám đốc của DRP, cho biết đề xuất cắt giảm ngân sách và cắt giảm nhân sự, nếu được thông qua, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cốt lõi của bộ và bảo trì các công viên thành phố, đồng thời đe dọa sự an toàn và phúc lợi của du khách đến công viên.

Trong khoản thâm hụt $469 triệu năm nay mà Los Angeles phải đối mặt, bao gồm $289 triệu chi đột xuất và $180 triệu doanh thu bị thiếu hụt. Thị trưởng Karen Bass đề xuất cho nghỉ việc 2,000 vị trí trong các sở của thành phố, bao gồm 300 vị trí toàn thời gian trong sở công viên, và giảm ngân sách cho các vị trí bán thời gian xuống $10 triệu. Nhiều cắt giảm được đề xuất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và bảo trì.

“Nếu những vị trí đó bị cắt giảm, làm cách nào để chúng tôi duy trì công viên của mình?” Santo-Domingo nói. “Thật đáng lo ngại.”

Bà nói thêm, mục tiêu của sở là giữ cho các công viên sạch sẽ và an toàn. “Nhưng những thách thức mà nhân viên bảo trì của chúng tôi đang phải đối mặt, tôi chưa từng thấy,” bà nói. “Bây giờ thật khó khăn.”

Santo-Domingo cho biết các công viên liên tục bị phá hoại đến mức không thể nào chỉ trong một nhày mà có thể sửa chữa được. Nghĩa là muốn sửa phải mất nhiều ngày, phải thêm các dự án bảo trì, và chi phí lên tới hơn $2.1 tỷ.

Jon Christensen, trợ lý giáo sư tại Viện Môi trường và Bền vững tại UCLA cho biết: “Khi bạn tính đến chi phí lao động và chi phí bảo trì liên tục, sẽ phải mất 60 năm để bắt kịp công việc quá hạn, chưa nói đến việc tạo ra bất kỳ công viên mới nào trong các cộng đồng đang rất cần.”

Thành phố cũng sắp mất thêm $4 triệu mỗi năm từ quỹ công viên do Dự luật K cung cấp, một trái phiếu hết hạn vào năm 2026. Và năm ngoái, cử tri đã bác bỏ một biện pháp bỏ phiếu vội vàng do hội đồng thành phố đề xuất, để thay thế khoản tài trợ đó bằng doanh thu. luồng có thể tạo ra $227 triệu một năm.

Alfredo Gonzalez, giám đốc công lý và công bằng môi trường tại Resources Legacy Fund, một tổ chức phi lợi nhuận từ thiện hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng đang cải tạo và xây dựng công viên ở các cộng đồng chưa được quan tâm ở Los Angeles, cho biết: “Hiện tại chúng ta đang ở tình trạng báo động. Chúng ta phải thay thế dòng doanh thu và các công viên tài chính đó theo cách không dẫn đến sự bùng nổ và phá sản này. Và chúng ta cần đầu tư vào những nơi có nhu cầu công viên cao hơn.”

Ở Los Angeles, hầu như người ta chỉ thấy những ngôi nhà trọc trời. (minh họa: Dillon Shook/Unsplash)

Gonzalez nói Los Angeles đã trải qua tình trạng tương tự khi nguồn doanh thu địa phương tài trợ cho các công viên hết hạn và cử tri từ chối đề xuất đầu tiên từ các giám sát viên quận về việc thay thế nguồn tài trợ đó. Sau đó, một liên minh đa dạng gồm các tổ chức dựa vào cộng đồng đã liên kết với sở công viên của quận để tiến hành đánh giá nhu cầu và đưa ra một đề xuất mới tập trung vào công bằng trên lá phiếu, Measure A, vào năm 2016, trong đó trình bày chi tiết cách chi tiêu tiền và các lĩnh vực ưu tiên cao nhu cầu. Measure A nhận được sự ủng hộ từ 75% cử tri, và hiện tạo ra gần $90 triệu mỗi năm.

Gonzalez nói thêm rằng một số nhóm liên quan đến việc vận động cho Measure A ở cấp quận hiện đang thảo luận về cách thông qua một biện pháp tương tự ở thành phố Los Angeles.

Irma Muñoz, giám đốc điều hành của Soones de la Tierra, lo lắng rằng thành phố sẽ không bao giờ có đủ tiền cho các công viên khi ngân sách bị cắt giảm. Cô nói các thành viên cộng đồng cần phải tự chăm sóc công viên của họ.

“Tôi nghĩ những gì chúng tôi có thể làm là truyền cảm hứng cho những người sống gần và xung quanh công viên, những người sử dụng công viên, để lãnh đạo và sở hữu như tài sản của mình,” Muñoz nói: “Khi họ xác định được cây nào sẽ được trồng, nguồn tài nguyên nào họ có trong công viên, thì công viên đó sẽ trở thành công viên của họ chứ không phải công viên của thành phố.”

“Trong các cuộc khủng hoảng ngân sách, các mảng xanh thường được cho là có thì tốt hơn, là cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng, cũng như khu vực lân cận,” Christensen nói.

Điều đó cần phải thay đổi, Gonzalez cho biết: “Các quan chức chính phủ chúng ta cần nhận ra rằng công viên là cơ sở hạ tầng thiết yếu như bệnh viện, cơ sở giáo dục, như đường cao tốc và đường bộ.

(Bài viết được thực hiện bởi Ethnic Media Services phối hợp với phòng thí nghiệm Laboratory for Environmental Narrative Strategies (LENS) tại UCLA như một phần của sáng kiến Greening American Cities, do Quỹ Trái Đất Bezos hỗ trợ.)

T.N chuyển ngữ

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: