NGAD, át chủ bài của quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương

Một mẫu ý tưởng (concept model) NGAD của Lockheed Martin

Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (Next-Generation Air Dominance-NGAD) của Không quân Mỹ với khả năng chiếm ưu thế trên không sẽ là máy bay chiến đấu đắt nhất từng được chế tạo.

NGAD cũng sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên, được thiết kế để đánh bại Trung Quốc nếu xảy ra đối đầu tại Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đang chuẩn bị giới thiệu NGAD với công chúng và Quốc hội. NGAD dự kiến ​​bắt đầu thay thế F-22 Raptor vào năm 2030, sẽ có giá hàng trăm triệu đôla, tức cao gấp hai, ba lần F-35 nhưng sẽ chiếm ưu thế tại chiến trường Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo trang tin quốc phòng Defense News, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall đã thông báo với các nhà lập pháp phiên bản NGAD có phi hành đoàn dự kiến có giá hàng trăm triệu đôla (NGAD có hai phiên bản, có người lái và không người lái; phiên bản không có người lái có giá chưa đến một nửa so với phiên bản có người lái). Chi phí cho mỗi chiếc khoảng $200 triệu cũng đủ để biến NGAD có phi hành đoàn thành máy bay chiến đấu đắt nhất mọi thời đại.

Thử so sánh, F-35A có giá $77 triệu, F-15EX Super Eagle mới nâng cấp có giá $80 triệu. Nếu một chiếc NGAD có phi hành đoàn có giá $300 triệu (và phiên bản không có phi hành đoàn là $150 triệu) thì cùng một khoản tiền đó có thể mua được gần sáu chiếc F-35A!

NGAD khác về cơ bản so với F-35A. F-35A được thiết kế vào thập niên 1990 để thay thế một số loại máy bay chiến đấu, từ F/A-18C, AV-8B Harrier, F-16 đến A-10 Thunderbolt. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ nhiệm vụ không đối không của máy bay chiến đấu truyền thống, đến tấn công không đối đất và hỗ trợ không quân tầm gần. F-35A khi thay thế F-22A Raptor (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới) chỉ dành ưu tiên cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không (không đối không).

NGAD được thiết kế và hoàn tất mô hình trong vòng chưa đầy một năm. Bối cảnh chiến lược địa-chính trị thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ cuối thập niên 1980, khi Raptor ra mắt. NGAD sẽ phản ánh sự thay đổi này. Máy bay được “nhắm laser” vào Trung Quốc, có nghĩa là nó có thể hoạt động trên phạm vi rộng lớn của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Một cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Kinh sẽ buộc các máy bay chiến đấu Mỹ phải bay hàng ngàn dặm đến hiện trường từ những căn cứ hẻo lánh trên những hòn đảo nhỏ bé và tiến hành các nhiệm vụ tầm xa chống lại các hệ thống phòng thủ trên không, trên bộ của đối phương.

Ví dụ, một NGAD phải bay 1,400 dặm từ Guam đến Căn cứ Không quân Kadena trên đảo Okinawa của Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo, bảo vệ các căn cứ của Mỹ và Nhật Bản trước sự đe doạ của các máy bay chiến đấu Trung Quốc, không cho nước này thiết lập ưu thế trên không và tấn công các căn cứ của đồng minh. Trên đường đến đó và quay lại, NGAD còn có thể tận dụng khả năng không kích để trấn áp các tàu chiến Trung Quốc bằng hệ thống tên lửa không đối đất tầm xa. F-35 không thể làm được điều đó vì nó không được thiết kế để làm thế. F-22 cũng vậy.

Stephen Trimble, biên tập viên quốc phòng của tạp san Aviation Week & Space Technology đã trình bày một số ý tưởng về NGAD trên podcast Check Six. Ông tin rằng NGAD có thể bay ở độ cao 70,000 feet, cao hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu hiện tại; có tốc độ vượt âm thanh và sử dụng các công nghệ đột phá như tàng hình ban ngày hoặc quang học. NGAD chắc chắn sẽ lớn do kích thước thùng nhiên liệu to. Máy bay chiến đấu thế hệ trước sử dụng các thùng nhiên liệu bên ngoài để linh hoạt thời gian tác chiến bằng cách tiếp dầu trên không. Tuy nhiên, nhiên liệu và vũ khí đặt bên ngoài làm hỏng cấu trúc tàng hình của máy bay, khiến nó dễ bị radar đối phương phát hiện.

NGAD lớn hơn vì phải chứa lượng lớn nhiên liệu và tên lửa không đối không bên dưới lớp vỏ ngoài của thân máy bay. Theo Trimble, NGAD có thể lớn bằng máy bay tấn công tầm xa F-111 phục vụ từ thời Chiến tranh Việt Nam đến thập niên 1990. F-111 dài 73 m, có thể bay từ độ cao trên ngọn cây đến 60,000 feet; trọng tải cất cánh tối đa 100,000 pound và khi nạp đủ nhiên liệu sẽ có tầm hoạt động 2,600 hải lý.

F-22 dài 62 feet, bay cao 65,000 feet, trọng tải cất cánh tối đa 83,000 pound và có tầm bay 1,600 hải lý với 10,000 pound nhiên liệu chứa trong các thùng bên ngoài. Những con số trên cho thấy, nếu Không quân Mỹ muốn có loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không với tầm hoạt động 2,000 hải lý (đủ để bay từ Guam đến Okinawa), thì một chiếc máy bay lớn cỡ F-111 là bình thường.

Bất kể NGAD thực sự trông ra sao, nó cũng sẽ không giống bất cứ máy bay chiến đấu nào chúng ta từng thấy trước nó, đặc biệt là đắt tiền. Nhưng nay, trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine (điều mà nhiều nhà phân tích cũng tin rằng sẽ không bao giờ xảy ra), nước Mỹ có vẻ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để ngăn Trung Quốc phát động một cuộc tấn công tương tự vào Đài Loan, hoặc, nếu ngăn chặn thất bại, sẽ xóa sổ các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng không Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: