Nguyên nhân việc nước Mỹ không thể lên Mặt trăng suốt 50 năm

(Ảnh: NASA)

Lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy các hình ảnh con người du hành Mặt trăng đã nửa thế kỷ. Chuyến bay của Apollo 17 thực hiện nhiệm vụ cuối vào tháng Mười Hai 1972. Nay thì các nhà khoa học đã nhận được tín hiệu việc quay lại Mặt trăng, sớm nhất là vào năm 2025, đồng thời giải thích lý do vì sao lại có chuyện dừng lại lặng lẽ như vậy.

Trong lịch sử của ngành khoa học không gian, việc đưa được 12 người lên Mặt trăng, vẫn là một trong những thành tựu lớn nhất của NASA, nếu không muốn nói là lớn nhất của loài ngoài.

Trong chuyến đi đó, các phi hành gia đã thu thập đá, chụp ảnh, thực hiện các thí nghiệm, cắm cờ và sau đó trở về nhà. Nhưng những lần ở lại đó trong chương trình Apollo đã có hồ sơ dự định về việc thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt trăng. Trong những đề xuất mới nhất của NASA, dự trù chuyến quay lại sắp tới đây, có rất nhiều lý do để đưa con người trở lại vệ tinh khổng lồ của Trái đất và ở lại đó.

Chương trình mới này có tên là Artemis, tính rằng có cả những nữ phi hành gia trong danh sách 18 phi hành gia, tạo thành nhóm nòng cốt của cuộc du hành mới. Nếu chương trình thành công, một trong chín nữ phi hành gia mà cơ quan này sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Trong khi đó, một trong chín phi hành gia nam mà NASA nêu tên sẽ trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng sau hơn 50 năm. Nhóm du hành này được chọn từ 47 phi hành gia đang hoạt động của NASA.

Cựu Giám đốc NASA Jim Bridenstine, người điều hành cơ quan dưới thời chính quyền Trump, giải thích với Insider rằng không phải vì rào cản khoa học hay công nghệ đã ngăn cản Hoa Kỳ nối dài các nghiên cứu không gian, mà mọi thứ là do những biến động ở địa cầu. “Nếu không phải vì rủi ro chính trị, chúng ta đã ở trên Mặt trăng lúc này”, Bridenstine nói trong một cuộc điện thoại với các phóng viên vào năm 2018, “Mà lẽ ra, chúng ta có thể đã ở trên sao Hỏa”. “Chính những rủi ro chính trị đã làm mọi thứ chựng lại”, Bridenstine nói, “Chương trình mất quá nhiều thời gian và bị coi là tốn quá nhiều tiền”.

Các nhà nghiên cứu và khối tài trợ từ lâu đã thúc hối việc tạo ra một căn cứ có phi hành đoàn trên Mặt trăng – một trạm vũ trụ trên Mặt trăng. “Một trạm nghiên cứu vĩnh viễn của con người trên Mặt trăng là bước hợp lý tiếp theo, Chris Hadfield, một cựu phi hành gia, trước đây đã nói với Business Insider.

Một căn cứ trên Mặt trăng có thể phát triển thành kho nhiên liệu cho các sứ mệnh không gian lâu dài, dẫn đến việc tạo ra các kính viễn vọng không gian chưa từng có, giúp tìm hiểu việc sống được hay không trên sao Hỏa dễ dàng hơn và giải quyết những bí ẩn khoa học lâu đời về Trái đất, sự cấu thành của Mặt trăng. Nó thậm chí có thể thúc đẩy một nền kinh tế ngoài thế giới đang phát triển mạnh, có lẽ là một nền kinh tế được xây dựng xung quanh việc du lịch vũ trụ đến Mặt trăng.

Nhưng chuyện du hành Mặt trăng, khám phá các hành tinh xa hơn hoàn toàn không  phải như các thuyết âm mưu mô tả về sự ám ảnh người ngoài hành tinh hoặc cam kết giữa các quốc gia. Việc nước Mỹ tạm dừng chương trình khám khá khoa học không gian, chính thức được lý giải là bởi các nguyên nhân chính trị ở mặt đất cũng như ngân sách yêu cầu quá lớn.

Một tiết lộ khác cho biết chuyện lên Mặt trăng thực sự rất tốn kém, nhưng vấn đề tiền của không phải là quan trọng nhất. Ngân sách năm 2022 của NASA là $24 tỷ và chính quyền Biden đang yêu cầu Quốc hội tăng con số đó lên gần $26 tỷ trong ngân sách năm 2023. Số tiền đó nghe có vẻ như đáng mừng, cho đến khi bảng chi tiết cho thấy tổng số tiền đó được chia đều cho tất cả các bộ phận của cơ quan và các dự án đầy tham vọng:

Kính viễn vọng Không gian James Webb; dự án hỏa tiễn khổng lồ có tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và các sứ mệnh xa xôi tới sao Mộc, sao Hỏa, vành đai tiểu hành tinh, vành đai Kuiper và rìa của hệ Mặt trời. Nhưng nếu so với  ngân sách của quân đội Hoa Kỳ là $858 tỷ vào năm 2023 thì con số thật khiêm tốn.

Ngân sách của NASA thấp, một phần vì vấn đề quyết định và tranh cãi từ các nhà chính trị Hoa Kỳ. Việc khác biệt quan điểm đảng phái cũng dẫn đến các chương trình khoa học bị đình trệ. Quá trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm một con tàu vũ trụ có thể đưa con người đến một thế giới khác luôn tồn tại lâu hơn một tổng thống hai nhiệm kỳ. Nhưng các tổng thống và nhà lập pháp mới thường loại bỏ các ưu tiên khám phá không gian của nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

“Tôi muốn tổng thống tiếp theo sẽ hỗ trợ ngân sách cho phép chúng tôi hoàn thành sứ mệnh mà chúng tôi được yêu cầu thực hiện, bất kể sứ mệnh đó là gì”, Scott Kelly, một phi hành gia đã dành một năm trong không gian, viết trên Reddit trong chủ đề ‘Ask Me Anything’ vào Tháng Một 2016, trước khi Tổng thống Trump nhậm chức. Nhưng các tổng thống và Quốc hội dường như không thường quan tâm đến các chủ đề khoa học.

Vào năm 2004, chính quyền Bush đã giao nhiệm vụ cho NASA tìm ra cách thay thế tàu con thoi sắp nghỉ hưu, đồng thời quay trở lại Mặt trăng. Cơ quan này đã đưa ra chương trình Constellation để hạ cánh các phi hành gia trên Mặt trăng bằng cách sử dụng một tên lửa có tên là Ares và một con tàu vũ trụ có tên là Orion. NASA đã chi $9 tỷ trong 5 năm để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm phần cứng cho chương trình đưa người vào vũ trụ.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức – và Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ công bố một báo cáo về việc NASA không thể ước tính chi phí của Constellation – Obama đã hủy bỏ chương trình và thay vào đó là tên lửa đẩy SLS. Đến đời Tổng thống Trump, ông đã không loại bỏ SLS, nhưng thay đổi mục tiêu của Obama. Những thay đổi thường xuyên như vậy đối với NASA đã dẫn đến việc hủy bỏ hết lần này đến lần khác, gây thiệt hại khoảng $20 tỷ và lãng phí thời gian và động lực trong nhiều năm.

Đến đời Tổng thống Biden thì ông muốn duy trì Lực lượng Không gian (Space Force). Lực lượng Không gian Hoa Kỳ mang nhiệm vụ hướng về tương lai, bao gồm theo dõi các mảnh vỡ trong không gian, điều hành nhóm vệ tinh GPS của quốc gia và quản lý các vệ tinh cung cấp liên kết liên lạc, cũng như giúp xác định sớm các đường đi của tên lửa đạn đạo.

Nói gì thì nói, chương trình quay trở lại Mặt trăng đang lại được bật đèn xanh. Vấn đề chỉ là thời gian. “Tôi đoán cuối cùng mọi thứ sẽ diễn ra, họ sẽ quay trở lại Mặt trăng và cuối cùng là lên sao Hỏa – ​​có lẽ không phải trong cuộc đời của tôi”, Lovell, một thành viên tham gia dự án Artemis nói, “Hy vọng rằng họ sẽ thành công”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: