Khi dư luận viên Việt Cộng khóc cho đàn anh Trung Cộng

Bốn cô gái công dân Mỹ gốc Trung Quốc trong đội bóng bàn Hoa Kỳ ở Olympic 2024 (Photo by Jesse D. Garrabrant/NBAE via Getty Images)

Tuấn Khanh: Địch-Ta trong thế giới thể thao

Hình ảnh đội bóng bàn quốc tịch Mỹ nhưng đều là gốc Trung Quốc di cư, lại có tin là đánh thắng đội Trung Quốc đại lục, đang dẫn đến sự tức giận đến đáng thương của những thành phần thích “chia phe” trên thế giới.

Bình luận dưới đây, là một trong những thứ được nhìn thấy khi câu chuyện về đội bóng bàn Mỹ gốc Trung Quốc chiến thắng ở Olympic lan ra.

Thậm chí, rẻ tiền hơn còn có những nhận định rằng “bọn ba sọc cũng đ** làm được như Trung Quốc.” Suy nghĩ đó còn đáng thương hơn, khi những gương thành đạt của người Việt định cư ở Mỹ hay các quốc gia khác thì dẫy đầy, nếu tính theo dân số góp vào, chẳng hạn như ngôi sao gốc Việt Liilan Vũ hay Jacklyn Lưu đang thi đấu cho đội tuyển Mỹ ở Olympic.

Vấn đề là một thế hệ người Việt hiện nay thích nhuộm màu và chụp mũ bằng những định kiến tự nuôi trồng – cũng đặc sệt ngu dốt – vì quan điểm chính trị tự nhồi sọ, là một căn bệnh không thể điều trị dứt trong thời gian ngắn. Điều đáng thương nhất là những thành phần dư luận viên bị nhồi sọ đến mức không còn nhận ra đồng bào của mình, mà chỉ nhận bởi chiếc áo chính trị.

Ngu dốt là chuyện rất đáng thương và cần được giúp đỡ, nhưng chọn lựa để sống trong ngu dốt thì cần được giữ vẹn như một dẫn chứng cụ thể của lịch sử.

Dốt nát và định kiến vẫn là những bức tường thành ngăn trở mãi mãi con người với nhau. Lẽ ra câu hỏi của những thành phần Việt Nam chủ trương ủng hộ Trung Quốc – chống Mỹ – cần phải được đặt ra là vì sao những con người vô danh lưu lạc xa quê hương vẫn được chào đón, và tìm thấy cơ hội trở thành những gương mặt vô địch thế giới, và ý nghĩa của Hợp Chủng Quốc là gì.

Mà không chỉ người gốc Trung Quốc với bóng bàn, mà còn vô số về câu chuyện khác về chuyện con người được tự do chọn lựa và tự tìm thấy cơ hội của mình, cho thấy thế giới này đang sống với định nghĩa khác với ý nghĩa “địch – ta” đang chất đầy trong tâm thức u tối.

 

(Hình: Facebook)

Nhã Duy: Cầu thủ công dân Hoa Kỳ

Đôi ngày qua thấy vài trang tiếng Việt có đông đảo người theo, đăng tấm ảnh đội tuyển Olympic bóng bàn nữ của Mỹ thắng đội Trung Quốc với lời lẽ châm biếm nước Mỹ, kéo theo cả ngàn lời châm chọc, cười ngạo nước Mỹ vì các tuyển thủ Mỹ cũng là người gốc Trung Quốc.

Những kiểu đăng tải rồi tạo thành một làn sóng tranh luận trên mạng xã hội người Việt cho thấy hai điều khá phổ biến về số đông người Việt trên mạng hiện nay: thứ nhất là dễ dàng bị cuốn vào tin giả và thứ nhì là nhận thức.

Tấm ảnh chụp các vận động viên gốc Hoa của đội tuyển Mỹ được đội bóng bàn Mỹ đưa lên Instagram như việc giới thiệu các tuyển thủ nữ của Mỹ. Không có tin (giả) là Mỹ thắng Trung Quốc và giành huy chương vàng. Cuộc thi đang còn ở vòng loại, ngày mai đội Mỹ mới thi đấu với Đức vòng 1/16.

Thứ nhì là hầu hết các nữ tuyển thủ này đều sinh ra tại Mỹ, có điều kiện được học hành, được huấn luyện và phát triển khả năng trong tư cách công dân Mỹ một cách tốt nhất, không phân biệt sắc tộc. Các em được học bổng từ thành tích học và hoạt động hay từ một tài năng đặc biệt nào đó. Gia đình và cá nhân những em như vậy hãnh diện là công dân Mỹ, được đóng góp cho nước Mỹ.

Cho dù nếu họ không sinh ra tại Mỹ, có được cơ hội như vậy cũng là mơ ước của nhiều cá nhân và gia đình trên thế giới.

Vậy có gì phải cười ngạo nước Mỹ. Nếu có, hãy tự cười chính mình vì thiếu kiến thức, nhận thức trong những điều gọi là “cơn sốt mạng xã hội.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quà cho Mẹ
Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, cô giáo Thúy giải thích ý nghĩa của mùa lễ đặc biệt này và hướng dẫn học trò làm món quà cho mẹ. Sau…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: