11 tội phạm cưỡng hiếp tập thể được ân xá

Ở Ấn Độ, cứ mỗi 16 phút lại có một vụ hiếp dâm phụ nữ. Trong hình, Tổ chức phi chính phủ Nayay biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân bị hiếp dâm tập thể tại Jantar Mantar, vào ngày 11 Tháng Mười, 2020 ở New Delhi. (ảnh: Mohd Zakir / Hindustan Times qua Getty Images)

Trong dịp Ấn Độ kỷ niệm 75 năm độc lập, 11 người bị kết án chung thân vào đầu năm 2008, được ân xá sau gần 15 năm thụ án, tạo nên một làn sóng phẫn nộ ở quốc gia này trong những ngày qua.

11 tội phạm lĩnh án chung thân vì cưỡng hiếp tập thể thai phụ năm 2002 được thả tự do khỏi nhà tù ở Panchmahals, tiểu bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, hôm 15 Tháng Tám. Sujal Jayantibhai Mayatra, quan chức quận Panchmahals, cho biết ủy ban cố vấn nhà tù địa phương là cơ quan đề nghị ân xá cho 11 tội phạm hiếp dâm với lý do họ “có hành vi cải tạo tốt” trong thời gian thụ án.

Luật pháp Ấn Độ cho phép xem xét ân xá tội phạm sau 14 năm thụ án. “Thực tế là họ đã ngồi tù gần 15 năm và như vậy là đủ điều kiện được ân xá rồi,” Mayatra nói.

Nhóm tội phạm trên là những người đàn ông theo đạo Hindu, tham gia cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ Hồi giáo đang mang thai trong xung đột giữa Hindu giáo và Hồi giáo ở Ấn Độ năm 2002 ở Gujarat. Đây là một trong những cuộc bạo loạn tôn giáo tồi tệ nhất của Ấn Độ, đã dẫn đến cái chết của hơn 1,000 người, đa số là người Hồi giáo.

Phản đối Tòa án Patiala, vào ngày 13 Tháng Hai, 2020 ở New Delhi, Ấn Độ, vì hoãn phiên điều trần quan trọng kết án những giết người và hiếp dâm tập thể Nirbhaya. (ảnh: Vipin Kumar / Hindustan Times / Getty Images)

Quyết định ân xá đã châm ngòi làn sóng phản ứng giận dữ trong dư luận Ấn Độ. Nhiều chính trị gia Ấn Độ chỉ trích động thái này đi ngược với cam kết bảo vệ phụ nữ của chính phủ. “Xóa án cho những kẻ bị kết án vì tội ác ghê rợn như hiếp dâm tập thể là không phù hợp về mặt đạo đức,” luật sư cấp cao Anand Yagnik nói.

Vào năm 2020, tại Ấn Độ, bốn gã đàn ông hãm hiếp tập thể và giết chết một nữ sinh viên 23 tuổi trên xe buýt ở New Delhi vào năm 2012 bị xử tử hình treo cổ tự tử trong nhà lao. Vụ án này gây ra phẫn nộ toàn cầu về mức độ đáng báo động các vụ tấn công tình dục ở Ấn Độ.

Bốn người đàn ông bị kết án vào năm 2013 là Akshay Thakur, Mukesh Singh, Pawan Gupta và Vinay Sharma, mới chỉ ngồi tù được hơn sáu năm khi bị kết án tử hình do cưỡng hiếp và giết người phụ nữ, được gọi là “Nirbhaya”. Tại Ấn Độ, nhiều người biểu tình đòi công lý cho Nirbhaya, một biệt danh được đặt cho nữ nạn nhân có nghĩa là “không sợ hãi”. Theo luật pháp Ấn Độ, nạn nhân của một số tội nhất định sẽ không được nêu tên.

Các nhà vận động kêu gọi chính quyền ra các luật cứng rắn hơn để trừng trị hành vi tấn công tình dục ở một quốc gia mà cứ mỗi 16 phút lại có một vụ hiếp dâm phụ nữ, dựa trên các số liệu chính thức từ năm 2018.

Năm 2018 ghi nhận 162 án tử hình ở nước này, con số cao nhất trong gần hai thập niên, theo dữ liệu của Đại học Luật Quốc gia Delhi. Tuy nhiên, không có vụ hành quyết nào được ghi nhận trong năm đó, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Chỉ một số ít người đã bị xử tử trong 20 năm qua, bao gồm ba kẻ khủng bố và Dhananjoy Chatterjee, người đã bị xử tử năm 2004 về vụ hãm hiếp và giết một nữ sinh. Gần đây, Tòa án Tối cao đã giảm một số hình phạt tử hình thành tù chung thân.

(theo Reuters, CNN)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: