Bắc Kinh lên án NATO phóng đại mối đe dọa Trung Quốc

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong buồng lái của chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 khi ông đến viếng căn cứ không quân Iruma của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngày hôm qua 31 tháng 1, 2022. Ông Stoltenberg nhắm củng cố quan hệ an ninh giữa NATO với các nước Nhật Bản và Nam Hàn trong bối cảnh mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Hàn ngày càng gia tăng. Ảnh Takashi Aoyama/Getty Images

Trung Quốc hôm nay đã phản ứng giận dữ với nhận định của Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) về mối đe dọa của Trung Quốc đối với hòa bình và ổn định không chỉ ở châu Á mà trên toàn thế giới. 

Tại buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Tư 1 tháng Hai 2022, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án NATO đã “phóng đại cái gọi là mối đe dọa của Trung Quốc”, đề cập đến phát biểu mới đây tại Nhật Bản của nhà lãnh đạo Liên minh. 

Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, đã có chuyến viếng thăm cấp cao đến Nhật Bản và Nam Hàn. Sau khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua thứ Ba, ông Stoltenberg cho biết sự quyết đoán của Bắc Kinh và sự hợp tác ngày càng tăng của Trung Quốc với Nga đang đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với châu Á mà cả châu Âu và chuyến đi Đông Á của ông Stoltenberg có mục đích tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn và nhiều bạn bè hơn cho NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, 

Ông Stoltenberg cho biết Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa trong khi không cung cấp thông tin minh bạch, không tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa về kiểm soát vũ khí đối với vũ khí nguyên tử, đồng thời leo thang cưỡng ép các nước láng giềng và đe dọa Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. 

“Thực tế là Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn. Các khoản đầu tư đáng kể cũng như các khả năng quân sự tiên tiến mới của Trung Quốc chỉ nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đặt ra mối đe dọa, đặt ra thách thức đối với các đồng minh NATO,” ông Stoltenberg nói với khán giả tại Đại học Keio ở Tokyo hôm nay thứ Tư. “An ninh không có tính khu vực mà là toàn cầu.”

“NATO cần bảo đảm rằng chúng tôi có bạn bè. Điều quan trọng là hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác của chúng tôi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông Stoltenberg nói thêm về chuyến đi của ông.

Theo nhà lãnh đạo NATO, Trung Quốc đang hợp tác với Nga ngày càng chặt chẽ và cả hai nước đang dẫn đầu một “sự phản công” của các thể chế độc đoán chống lại trật tự quốc tế dân chủ, cởi mở và dựa trên luật lệ.

Tuy vậy, ông Stoltenberg cho biết NATO không coi Trung Quốc là đối thủ hay tìm cách đối đầu mà sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực có lợi ích chung, chẳng hạn như biến đổi khí hậu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Fumio Kishida sau cuộc hội đàm hôm 31/01/2023 ở Tokyo. Hai bên đồng ý “duy trì sự thống nhất và vững chắc” về an ninh để đối phó với Trung Quốc. Ảnh Takashi Aoyama/Getty Images

Ông Stoltenberg và Thủ tướng Kishida đã đồng ý “duy trì sự thống nhất và vững chắc” về an ninh trong không gian mạng, không gian, quốc phòng và các lĩnh vực khác, đối mặt với các mối đe dọa của Trung Quốc, Bắc Hàn và cuộc chiến tranh Ukraine. 

Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, trong những năm gần đây đã mở rộng quan hệ quân sự với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như với Anh, châu Âu và NATO trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên. Hôm qua thứ Ba, Thủ tướng Kishida đã công bố kế hoạch mở một văn phòng đại diện của Nhật Bản tại NATO.

Tokyo đã nhanh chóng tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cung cấp viện trợ nhân đạo và thiết bị phòng thủ phi chiến đấu cho người Ukraine. Nhật Bản lo ngại sự hung hăng của Nga ở châu Âu có thể được phản ánh ở châu Á, nơi có mối lo ngại đang gia tăng về sự quyết đoán của Trung Quốc và căng thẳng leo thang về tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Đài Loan.

Ngoài Nhật Bản, NATO cũng đang tăng cường “hợp tác thiết thực” với Australia, New Zealand và Nam Hàn trong lĩnh vực an ninh mạng trên biển và các lĩnh vực khác, đồng thời mời gọi sự tham gia của các nhà lãnh đạo và bộ trưởng của các nước này trong các cuộc họp của NATO.

Ông Stoltenberg đến Nhật Bản từ Nam Hàn, nơi ông kêu gọi Seoul cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine để giúp nước này chống lại cuộc xâm lược kéo dài của Nga.

Bắc Hàn đã lên án các chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Nam Hàn và Nhật Bản, nói rằng NATO đang cố gắng gây áp lực buộc các đồng minh châu Á của Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Triều Tiên cũng chỉ trích việc tăng cường hợp tác giữa NATO và các đồng minh của Mỹ ở châu Á là nhằm tạo ra một “phiên bản châu Á của NATO”, cho rằng điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: