Bài học thất bại trong cuộc đọ súng của Nga tại Kyiv

Ngày 10 Tháng Tư: Lính Ukraine nã rocket GRAD vào các cứ điểm của Nga tại Donbas (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)

Chỉ vài tuần sau khi xâm lược Ukraine, Nga phải chuyển trọng tâm sang Donbas, chỉ duy trì các cuộc tấn công từ xa vào các thị trấn và thành phố quan trọng. Việc bất ngờ xoay trục sang khu vực phía Đông chỉ diễn ra sau khi lực lượng Nga không thể chiếm được thủ đô Kyiv, tức là thất bại trong cuộc chiến tranh đô thị.

Nếm mùi đại bại trong chiến tranh đô thị

Diện tích Kyiv hơn 300 dặm vuông, tức gấp hơn hai lần diện tích Washington D.C. Có rất nhiều nơi Nga phải có đủ quân để không bị chiếm lại trong khi Nga lại xem nhẹ bộ binh. Kyiv bị sông Dnepr chia thành hai phần có thể hỗ trợ lẫn nhau. Người Ukraine biết tận dụng vị trí địa lý, phá hủy những cây cầu ở ngoại vi thành phố. Các điểm bị ngập lụt cũng cản trở bước tiến của Nga. Lực lượng Nga không chiếm nhanh được phi trường Antonov như kế hoạch để tạo đầu cầu không vận đưa thêm thiết bị và vật tư vào. Mất vài tuần mới chiếm được nhưng lại kẹt trong trận phản công dữ dội.

Việc quân Nga tiến chậm đã cho phép Kyiv xây dựng hệ thống phòng thủ và chuẩn bị cho một trận chiến đô thị mà lính nghĩa vụ Nga không đủ sức tham gia. Khi xung đột bắt đầu, Kyiv vẫn chưa sẵn sàng, nhưng trong chiến tranh đô thị, người Ukraine có lợi thế hơn. Đường phố nội đô có địa hình ba chiều, nên việc quân Nga vừa tiến lên vừa phải canh chừng góc rộng 360 độ là điều gần như không thể. Bên phòng thủ có lợi thế hơn, dù phải bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng. Các tòa nhà giúp họ có lợi thế các điểm cao để quan sát địch quân, che chắn khỏi bị địch phát hiện và cản đạn pháo.

Ngày 30 Tháng Ba: Sau nhiều ngày giao tranh khốc liệt, Ukraine tái chiếm thành phố Trostyanets thuộc khu vực Sumy Oblast (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Những kiến trúc bê tông vững chắc như ngân hàng hoặc tòa nhà chính phủ được sử dụng như pháo đài phòng thủ an toàn. Các không gian ngầm, chẳng hạn đường hầm bảo trì điện nước và đường tàu điện ngầm là nơi chứa tiếp liệu, tránh các cuộc tấn công trên không và không bị kẻ thù phát hiện khi chuyển quân. Chỉ vài ngày sau khi Nga xâm lược, các đường phố Kyiv thay đổi rất nhanh ngoài sự tưởng tượng.

Xe bọc thép và tên lửa chống tăng xuất hiện khắp thành phố. Súng phòng không được bố trí xung quanh các tòa nhà. Các rào cản và trạm kiểm soát cũng mọc lên. Xe tải, xe bồn, xe buýt, khối bê tông lớn, lốp xe và bao cát tạo thành các tấm chắn bảo vệ những chốt phòng thủ, không cho kẻ thù và xe tăng đi vào các đường phố. Để tránh chướng ngại vật quân Nga buộc phải chọn lộ trình khác, nơi lực lượng phòng thủ đặt sẵn những ổ phục kích dùng tên lửa vác vai, trọng pháo và chất nổ.

Buộc phải chuyển hướng

Trước bế tắc thực địa, sau vài ngày xoay trở không thành công, đến cuối Tháng Ba, quân Nga bắt đầu nghĩ đến việc phải thay đổi chiến lược, chuyển chiến tranh đô thị sang phần phía Đông Ukraine, nơi có sẵn lực lượng ly khai thân Nga. Các chuyên gia nhận định: Kịch bản chiếm đóng Kyiv của Nga chính là kịch bản thất bại điển hình của chiến tranh đô thị. Một bài học của lịch sử chiến tranh. Để chiếm một thành phố bằng vũ lực, một đội quân tấn công thường sử dụng bộ binh và thiết giáp. Hai lực lượng này hỗ trợ nhau nhịp nhàng để đánh chiếm từng đường phố.

Quân Ukraine nấp trong các tòa nhà được che chắn kỹ nên đối phương không thể phát hiện từ trên không bằng máy bay không người lái. Các điểm phòng thủ đặt tại những vị trí vững chắc và được gia cố cực tốt tốt. Các loại vũ khí chống tăng tầm ngắn như NLAW và RPG được dùng để bắn cháy những xe tăng che chắn cho bộ binh Nga đi phía sau. Khi không còn đủ xe tăng che chắn, quân Nga dễ bị bắn bởi những vũ khí nhỏ từ sau các chốt phòng thủ và cửa sổ bên trên các toà nhà.

Quân Ukraine cũng có thể đục nhiều lỗ thủng trong các bức tường để tấn công từ vị trí này rồi nhanh chóng di chuyển sang vị trí khác trong tòa nhà. Từ các lỗ thủng trên các bức tường bên ngoài toà nhà, quân phòng thủ cũng dễ gây bất ngờ cho kẻ thù nếu chúng lọt được vào bên trong. Địa hình thành thị ủng hộ phía phòng thủ. Lực lượng tấn công cần nhiều binh sĩ và tiếp liệu để không chỉ chiếm từng con phố mà còn bảo vệ được chúng, không cho kẻ thù chiếm lại. Quân Nga không có khả năng làm điều này.

Liệu kế hoạch của Nga tại Donbas có thành công?

Các chuyên gia nói rằng địa hình rộng thoáng ở phía Đông tốt hơn cho các đơn vị thiết giáp của Nga vì không sợ bị phục kích từ hai bên đường. Để vào Kyiv, quân Nga chỉ có đường xa lộ, dồn ứ lực lượng vào đó là mồi cho phục kích và tấn công từ trên không bằng máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức địa phương nói với tờ The Washington Post rằng Nga sẽ thực hiện chiến thuật “thiêu thân” để giành toàn quyền kiểm soát Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbas. Để đạt được mục tiêu đó, Nga sẽ bao vây quân đội Ukraine ở phía Đông bằng cách kết nối lực lượng thân Nga ở phía Bắc với quân đội của họ ở phía Nam.

Ngày 14 Tháng Tư: Lực lượng phòng thủ Ukraine tại Donbas (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)

Nga có thể chiếm hoặc bao vây các thành phố quan trọng ở phía Đông như Izyum (đã bị Nga chiếm giữ sau ba tuần nã pháo và không kích). Nếu Sloviansk, một thành phố với hơn 100,000 người, thất thủ, Nga có thể bao vây quân đội Ukraine ở phía Đông, cắt đứt đường tiếp tế. Các thành phố lân cận khác như Kramatorsk ở phía Nam hoặc Severodonetsk ở phía Đông cũng sẽ bị quân Nga bao vây. Nga đã sử dụng chiến thuật bao vây và bắn phá thành phố cảng Mariupol, cũng như Chernihiv ở phía Bắc.

Việc bao vây, cô lập và sau đó tấn công chiếm thành phố cần ít nhân lực và vũ khí hơn so với một chiến tranh đô thị. Cho đến nay, chưa có thành phố lớn nào ở phía Đông Ukraine đầu hàng quân Nga (kể cả thành phố phía Nam Mariupol bất chấp tối hậu thư của Nga) nhưng việc phòng thủ đã phải trả giá rất đắt. Sự tàn phá khiến người dân địa phương xa lánh oán hận và tự hình thành các ổ kháng cự và phá hoại khiến việc giữ được thành phố là rất khó khăn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: