Cả làng bán thận nuôi thân

Một ca mổ lấy nội tạng. Minh họa: Unsplash

Ở Afghanistan có một ngôi làng tên là Shenshayba Bazaar, mà nơi ấy, hầu hết người nào cũng chỉ còn một trái thận.

Nghèo đói, khiến người dân Afghanistan phải chật vật để kiếm miếng ăn từng ngày cho gia đình. Nhiều người phải bán hết tài sản, vật dụng trong gia đình để mua thực phẩm. Không còn gì để bán, họ bán luôn những đứa con mà họ rứt ruột đẻ ra. Hết con, họ bán một trái thận của mình để nuôi sống gia đình.

Thận được bán trên thị trường chợ đen.

“Tôi có muốn làm vậy đâu! Nhưng cả nhà tôi đói quá rồi, tôi không có bất cứ lựa chọn nào khác. Tôi làm điều đó vì lũ trẻ nhà tôi,” Nooruddin, 32 tuổi, nói với tờ AFP. “Giờ tôi rất hối hận.”

Nhiều người chỉ còn một trái thận, vì phải bán một trái lấy tiền nuôi thân. Minh họa: Unsplash

Chỉ còn một trái thận, giờ đây Nooruddin không thể làm việc được nữa, vì ngay cả nhấc một thứ gì đó hơi nặng, anh cũng làm không nổi. Anh sống trong đau đớn mỗi ngày.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hành vi mua bán nội tạng là bất hợp pháp. Nhưng ở Afghanistan, việc này không được kiểm soát, miễn là người hiến tặng đồng ý bằng văn bản, các bác sĩ cứ thế mà mổ xẻ. Điều gì xảy ra sau khi cả làng đi “hiến tặng”, nội tạng sẽ đi đâu, không ai thực sự biết chuyện đó. Các bác sĩ thừa nhận rằng họ không bao giờ điều tra những vấn đề này, bởi vì “đó không phải là việc của họ”.

Mặc dù không thể biết chính xác có bao nhiêu quả thận đã được bán ra ở Afghanistan, nhưng hồ sơ cho thấy hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện chỉ riêng ở tỉnh Herat trong vài năm qua. Kinh tế càng đi xuống, người dân càng đói khổ, số ca giải phẫu cắt lấy thận càng tăng.

Một trại tị nạn ở Afghanistan, nơi người dân quá khổ, phải bán con mà sống. Minh họa: RFERL.org.

Aziza, bà mẹ của ba đứa con thơ kể, bà vừa bán một trái thận của bà với giá $2,900. “Tôi buộc phải làm thế,” bà nói. “Ông chồng tôi không đi làm được, mà chúng tôi thì đang nợ nần chồng chất rồi. Các con tôi lang thang trên đường ăn xin. Nếu tôi không bán thận của mình, tôi buộc phải bán đứa con gái một tuổi”.

Ở thời điểm này, 24 triệu người dân Afghanistan – chiếm 59% dân số – đang trong cảnh đói nghèo, nửa triệu người mất việc làm, sau khi Taliban tiếp quản. Mọi người sống trong nỗi tuyệt vọng.

Shenshayba Bazaar không phải là ngôi làng “một trái thận” độc nhất, vì có một ngôi làng tương tự ở Nepal, nơi mà gần như tất cả mọi người dân cũng chỉ còn một trái thận. Họ bán thận với lý do duy nhất, là để nuôi thân.

Xem thêm:

-“Cha ơi, xin đừng bán con… ”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: